Thư mục sách tháng 10

Thứ sáu - 20/10/2023 08:59
Thư viện Trường Tiểu học Thanh Cao xin được gửi tới quý độc giả Thư mục sách Tháng 10/2023 với chủ đề "Một số nước ở Châu Á"
Thư mục sách tháng 10
THƯ MỤC GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 10
CHỦ ĐỀ: “Một số nước ở châu Á”

LỜI GIỚI THIỆU
          Kính thưa các thầy giáo cô giáo cùng toàn thể cấc em học sinh yêu quý!
Trong thư mục giới thiệu sách hôm nay, thư viện trường Tiểu học Thanh Cao xin trân trọng giới thiệu đến quý thầy cô cùng các con học sinh một số cuốn sách viết về khái quát một số nước ở châu Á.
          Các thầy cô và các con thân mến! Do sự chuyển động của các mảng kiến tạo địa cầu trong quá trình phân chia từ siêu lục địa khổng lồ kéo theo sự hình thành các dãy núi, núi lửa và khu vực động đất. Các chuyển động được mô tả với bước thời gian hàng bao nhiêu triệu năm.
          Ngày nay chúng ta có 6 châu lục trên Trái đất được bao quanh bởi 5 đại dương. Là nhà của hơn 7,5 tỷ người và hơn 1,5 triệu loài khác nhau gồm: động vật, côn trùng và thực vật. Trải rộng trên 6 châu lục gồm:
  •  Châu Á
  •  Châu Âu
  •  Châu Phi
  •  Châu Mỹ
  •  Châu Đại Dương hay còn gọi là châu Úc
  •  Châu Nam Cực và 5 đại dương gồm:
+ Thái Bình Dương
+ Đại Tây Dương
+ Ấn Độ Dương
     + Bắc Băng Dương
+ Nam Đại Dương.
    Trong thư mục giới thiệu sách hôm nay, thư viện trường Tiểu học Thanh Cao xin trân trọng giới thiệu đến quý thầy cô cùng các con học sinh một số cuốn sách   khái quát một số nước ở châu Á.
Châu Á có diện tích 43.820.000 km2, gồm 50 quốc gia có tới 60% dân số Thế Giới.
          Châu Á được chia theo các khu vực:
  1. Trung Á gồm các nước:
  • Kazakstan
  • Tajskistan
  • Turkmenistan
  • Uzbekistan.
  1. Đông Á gồm các nước:
  • Mông Cổ
  • Nhật Bản
  • Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên
  • Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa
  • Đài Loan
  • Hàn Quốc
  1. Đông Nam Á gồm các nước:
  • Brunci
  • Myanma
  • Camphuchia
  • Đông Timor
  • Inđônêsia
  • Lào
  • Malaysia
  • Philippines
  • Singapore
  • Thái Lan
  • Việt Nam
  1. Bắc Á có Liên bang Nga
  2. Nam Á gồm các nước sau:
  • Afghanistan
  • Bangladesh
  • Bhutan
  • Ấn Độ
  • Maldives
  • Nepal
  • Pakistan
  • Srilanka.
Sau đây chúng ta đi tìm hiểu một số nước nhé.
     Trước tiên tôi xin giới thiệu về Việt Nam – Đất nước chúng ta.
1
Bạn ơi hãy đến quê hương chúng tôi.
Ngắm mặt biển xanh xa tít chân trời.
Nghe sóng vỗ dạt dào biển cả.
Vút phi lao gió thổi bên bờ.
Buồm vươn cánh vượt sóng ra ngoài khơi.
Trong nắng hồng bừng lên sáng ngời.

Miền Nam đất nước quê hương chúng tôi.
Có rừng dừa xanh xa tít chân trời.
Người thiếu nữ dạt dào tình trẻ.
Dáng xinh tươi sao chẳng muốn cười.
Lòng trai tráng rộng lớn như biển khơ.i
Với cánh tay dựng lên đất trời.

2.
Mùa Xuân đã tới quê hương chúng tôi.
Mía ngọt chè xanh bông trắng lưng đồi.
Đồng xanh lúa rập rờn biển cả.
Tiếng ai ru con ngủ ru hời.
Đồng xanh lúa thẳng cánh bay cò bay.
Đưa nước về làng quê xóm tôi.

Việt Nam yêu dấu thanh thanh lũy tre.
Suối đổ về sông qua những nương chè.
Dòng sông cuốn dồn về biển cả.
Lứa thanh niên vui thỏa cuộc đời.
Mùa Xuân tới nguồn sống đang sục sôi.
Đất nước tôi Việt Nam sáng ngời”.

Trên đây là lời của bài hát Việt Nam quê hương tôi của nhạc sĩ Đỗ Nhuận.
Qua lời của bài hát dẫn dắt chúng ta đi thăm đất nước Việt Nam tươi đẹp.
Mời các thầy cô cùng các con học sinh tìm hiểu cuốn sách Em đi thăm đất nước tập một và tập hai của tác giả Vũ Xuân Vinh.
 
1 2
Cuốn sách Em đi thăm đất nước tập một (các tỉnh thành miền Bắc); Em đi thăm đất nước tập hai (các tỉnh miền Trung) của tác giả Vũ Xuân Vinh; Sách được mang mã STK – 234(tập một). Sách dày 152 trang. Sách mang mã STK – 325 (tập hai). Dày 64 trang. Do nhà xuất bản Giáo Dục phát hành năm 2009; khổ sách 16 cm x 24 cm.
Tổ quốc ta như một con tàu
Mũi thuyền ta đó – Mũi Cà Mau
                                                                                Trích thơ Xuân Diệu
          Các em học sinh thân mến! Các em là học sinh của nước Việt Nam. Là người Việt Nam, các em phải biết địa lý, lịch sử, văn học, nghệ thuật việt Nam.
Trước tiên chúng ta đi tìm hiểu về vị trí địa lí và giới hạn:
Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á. Đất nước ta vừa có đất liền vừa có biển, đảo và quần đảo. Nước ta là một bộ phận của châu Á, có vùng biển thông với đại dương. Vị trí địa lí đó thuận lợi cho việc
giao lưu với nhiều nước trên thế giới bằng đường bộ, đường biển và đường hàng
không.
* Hình dạng và diện tích:
3       Phần đất liền của nước ta hẹp ngang, chạy dài theo chiều Bắc – Nam, với đường bờ biển cong như hình chữ S. Diện tích lãnh thổ nước ta vào khoảng 330.000 km2 và vùng biển có diện tích rộng hơn phần đất liền nhiều lần.
    Những nước giáp phần đất liền của nước ta.
Phía Bắc giáp Trung Quốc
Phía Tây giáp Lào và Cămpuchia
Biển Đông bao bọc đất liền nước ta.
Việt Nam có một số đảo và quần đảo như: đảo Bạch Long Vĩ; Đảo Cô Tô; đảo Phú Quốc: đảo Cồn Cỏ;…
    Có hai quần đảo lớn là quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Hoàng Sa.
    Trên đất liền của nước ta, 3/4 diện tích là đồi núi và 1/4 diện tích là đồng
bằng. Nước ta có nhiều loại khoáng sản như than ở Quảng Ninh, a-pa-tít ở Lào Cai, sắt ở Hà Tĩnh, bô-xít ở Tây Nguyên, dầu mỏ và khí tự nhiên ở Biển Đông…
* Khí hậu nhiệt đới gió mùa:
          Khí hậu nước ta nói chung là nóng, trừ những vùng núi cao thường mát mẻ quanh năm. Gió và mưa ở nước tra thay đổi theo mùa. Trong một năm có hai mùa chính: một mùa có gió đông bắc, còn mùa kia là gió tây nam hoặc đông nam.
          Khí hậu giữa các miền có sự khác nhau:
          Khí hậu nước ta có sự khác biệt giữa miền Bắc và miền Nam, với ranh giới là dãy núi Bạch Mã.
Ở miền Bắc, ứng với hai mùa gió là mùa hạ và mùa đông. Mùa hạ trời nóng và có nhiều mưa. Mùa đông lạnh và ít mưa. Giữa hai mùa là những thời kì chuyển tiếp quen gọi là mùa xuân và mùa thu. Mùa xuân có mưa phùn ẩm ướt; mùa thu trời se lạnh, khô hanh.
          Ở miền Nam khí hậu nóng quanh năm, chỉ có mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường có mưa rào. Mùa khô hầu như không mưa, ban ngày nắng chói chang, ban đêm dịu mát hơn.
          Khí hậu của nước ta nóng và mưa nhiều nên cây cối dễ phát triển. Tuy vậy hàng năm thường hay có bão, có năm mưa lớn gây lũ lụt, có năm lại xảy ra hạn hán làm ảnh hưởng đến đời sống và hoạt động sản xuất của con người.
          Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhưng ít sông lớn. Sông của nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa và có nhiều phù sa. Sông ngòi có vai trò quan trọng đối với sản xuất và đời sống của nhân dân.
     Vùng biển Việt Nam là một bộ phận của Biển Đông. Biển bao bọc phía đông, nam và tây nam phần đất liền nước ta.
     * Đặc điểm của vùng biển nước ta:
Ở vùng biển nước ta, nước không bao giờ đóng băng, thuận lợi cho giao thông và đánh bắt hải sản. Tuy nhiên miền Bắc và miền Trung hay có bão, gây nhiều thiệt hại cho tàu thuyền và những vùng ven biển. Ở Biển Đông hàng ngày nước có lúc dâng lên, có lúc hạ xuống, đó là thủy triều. Nhân dân vùng ven biển thường lợi dụng thủy triều để lấy nước làm muối và ra khơi đánh bắt hải sản…
Nhờ có biển mà khí hậu nước ta hài hòa hơn. Biển là nguồn tài nguyên lớn, cho ta dầu mỏ, khí tự nhiên, muối, cá, tôm…Biển là đường giao thông quan trọng. Ven biển nước ta có nhiều bãi tắm và phong cảnh đẹp, là những nơi du lịch và nghỉ mát hấp dẫn. Chúng ta cần bảo vệ, giữ gìn và khai thác tài nguyên biển một cách hợp lí.
          Ngoài biển ra chúng ta có đất và rừng
          * Các loại đất chính của nước ta
          Nước ta có nhiều loại đất, chiếm diện tích lớn hơn cả là đất phe-ra-lít ở vùng đồi núi và đất phù sa ở đồng bằng.
          Đất phe-ra-lít có màu đỏ hoặc màu vàng, thường nghèo mùn, nếu được hình thành trên đá ba dan thì tơi xốp và phì nhiêu. Đất phù sa được hình thành do sông ngòi bồi đắp và rất màu mỡ.
Đất là nguồn tài nguyên quý giá nhưng chỉ có hạn. Vì vậy, việc sử dụng đất
cần đi đôi với bảo vệ và cải tạo đất.
          * Rừng ở nước ta:
4    Nước ta có nhiều rừng, trong đó chiếm phần lớn diện tích là rừng rậm nhiệt đới. Rừng rậm nhiệt đới phân bố chủ yếu trên vùng đồi núi. Rừng ngập mặn thường thấy ở những nơi đất thấp ven biển, ở đó thủy triều hàng ngày dâng ngập nước. Rừng ngập mặn có các loài cây đước, vẹt, sú.
    Rừng có vai trò to lớn đối với đời sống và sản xuất của con người, cho ta nhiếu sản vật, nhất là gỗ. Rừng có tác dụng điều hòa khí hậu, che phủ đất và hạn chế nước mưa tràn về đồng bằng đột ngột gây lũ lụt. Chúng ta cần phải bảo vệ rừng. Về dân số nước ta tăng nhanh gây nhiều khó khăn cho việc năng cao đời sống. Những năm gần đây, tốc độ dân số đã giảm so với trước nhờ thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình.
          Nước ta có 54 dân tộc. Dân tộc kinh (Việt) có số dân đông nhất, sống tập chung ở các đồng bằng, ven biển. Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở vùng núi và cao nguyên. Tất cả các dân tộc đều là anh em trong đại gia đìnhViệt Nam. Nước ta có mật độ dân số cao, dân cư sống tập chung chủ yếu ở các đồng bằng. Khoảng 3/4 dân số nước ta sống ở vùng nông thôn.
 Trồng trọt là ngành sản xuất chính trong nông nghiệp, lúa gạo được trồng nhiều nhất ở các đồng bằng; cây công nghiệp lâu năm được trồng ở vùng núi và cao nguyên. Trâu bò được nuôi nhiều ở vùng núi; lợn và gia cầm được nuôi nhiều ở đồng bằng.
Ngành thủy sản đang phát triển mạnh ở vùng ven biển và những nơi có nhiều sông, hồ và các đồng bằng.
Thương mại gồm các hoạt động mua bán hàng hóa ở trong nước và với nước
ngoài. Nước ta chủ yếu xuất khẩu các khoáng sản (dầu mỏ, than), hàng tiêu dùng, nông sản và thủy sản; nhập khẩu các máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu. Nhờ có nhiều điều kiện thuận lợi, ngành du lịch của nước ta ngày càng phát triển.
          Sau đây chúng ta điểm qua một số danh lam thắng cảnh ở miền Bắc của nước ta nhé.
5    Cột cờ được xây dựng năm 1812 dưới triều vua Gia Long, là một trong những công trình kiến trúc nằm trong khu thành cổ Hà Nội.
      Cột cờ gồm 3 tầng: đế, thân cột và đỉnh. Thân cột cờ có cầu thang xoáy trôn ốc bên trong dẫn lên tới đỉnh – cột cờ cao 20m, hình khối lục lăng. Đỉnh cột cờ hình khối bát giác có trụ để cắm cờ.
      Ngày 10 tháng 10 năm 1954 quân đội ta về tiếp quản Thủ đô. Tại đây vào lúc 15 giờ chiều, đã tổ chức lễ chào cờ hết sức trọng thể với sự tham gia của các đơn vị quân đội cùng hàng vạn nhân dân phấn khởi nghe đọc thư Bác 
Hồ gửi đồng bào Thủ đô.
          Thủ đô Hà Nội có Quảng trường Ba Đình là nơi diễn ra sự kiện lịch sử lớn của dân tộc: Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh (Bác Hồ của chúng ta) đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập Trước hàng vạn nhân dân Thủ đô Hà Nội tuyên bố nước Việt Nam đã giành được độc lập, chấm dứt 80 năm nô lệ của Thực dân Pháp và khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (tức nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày nay).
         
          Ngày 2 tháng 9 năm 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, Đảng và Nhà nước ta đã xây dựng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh để lưu giữ thi hài của Người.
         Hằng ngày, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đón hàng nghìn người ở trong nước và bạn bè quốc tế vào lăng viếng Bác Hồ. Các em đã về Thủ đô vào lăng viếng Bác chưa? Nếu chưa, các em hãy đến Thủ đô để được vào lăng viếng Bác nhé!
 
          Về tỉnh Nghệ An, nơi chúng ta cần đến trước tiên là Kim Liên, Nam Đàn quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh (Bác Hồ kính yêu của chúng ta).
8
          Làng Sen (Quê nội)
          Từ thành phố Vinh theo quốc lộ 46 chừng 12 km, các em rẽ vào làng Sen (còn gọi là làng Kim Liên) – Làng có nhiều hồ thả sen ở hai bên đường làng. Tại đây Bác Hồ đã sống 5 năm tuổi niên thiếu.
          Ngôi nhà 5 gian khung gỗ, lợp tranh nơi Bác Hồ ở thuở tiếu thời. Trong nhà hiện còn giữ bàn thờ, tấm sắc vua ban khi cụ Nguyễn Sinh Sắc (bố của Bác Hồ) đỗ Phó Bảng, bộ án thư, bộ phản gỗ, cái chõng tre, cái võng gai, hòm gỗ đựng gạo, tủ đựng bát đĩa, cái mam gỗ, cái lu đựng nước.
          Làng Chùa (Quê ngoại)
          Cách làng Sen 2km là quê ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một làng quê bình dị như bao làng quê khác của Việt Nam, nhưng lại nổi tiếng ở trong và ngoài nước. Làng Chùa là nơi Người cất tiếng khóc chào đời và được ông bà ngoại, cha mẹ nuôi dạy trong những năm ấu thơ.
          Sau khi cánh cổng tre rộng mở, các em bước giữa hai bờ mận hảo rồi vào nhà thăm các di vật còn lại đã gắn bó tuổi thơ của Bác Hồ: một phản gỗ, một án thư, hai cái ghế, hai giá sách.
          Sau tấm vải màn thưa nhuộm nâu là chiếc giường tre nhỏ đơ sơ, nơi bà Hoàng Thị Loan đã sinh ra ba người con, trong đó có Chủ tịch Hồ Chí Minh (Nguyễn Sinh Cung).
          Cuốn 2 Em đi thăm đất nước tập hai:
Mời chúng ta đi tìm hiểu tập hai – Các tỉnh thành miền Trung – Tây Nguyên. Sách được mang mã STK – 325.
2       Em đi thăm đất nước tập hai, giới thiệu các tỉnh thành và một số danh lam thắng cảnh của các tỉnh miền Trung trên mảnh đất hình chữ S thân yêu của chúng ta.
 
          Trước tiên, chúng ta đi tìm hiểu một cung đèo dài nhất Việt Nam đó là đèo nào nhé.
9     Đèo Hải Vân thuộc địa phận thành phố Đà Nẵng. Đèo Hải Vân trải dài theo sườn núi Hải Vân có chiều dài khoảng 20km. Đèo kéo dài từ địa phận Thừa Thiên - Huế đến địa phận Đà Nẵng.
      Dãy núi Hải Vân là một bức tường thành thiên nhiên quan trọng ngăn các đợt gió mạnh từ phương Bắc tràn về. Vì vậy, ở các tỉnh từ Đà Nẵng, Quảng Nam trở vào hầu như quanh năm
ấm áp và không có mùa đông. Đi tàu trên đèo Hải Vân các em sẽ được chiêm ngưỡng một cảnh đẹp nổi tiếng của Việt Nam “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”. Từ trên độ cao 496 m của đỉnh đèo Hải Vân, các em có thể ngắm nhìn toàn cảnh thành phố Đà Nẵng và cảnh thanh bình của làng chài Lăng Cò (ở chân đèo phía Bắc đèo
Hải Vân). Mời chúng ta thăm phần tiếp theo, Viện Hải Dương Học.
10
          Nơi đây, các em sẽ được tìm hiểu bảo tàng sinh vật biển với trên 20.000 mẫu vật của hơn 4.000 loài sinh vật biển và nước ngọt đã được sưu tầm, gìn giữ từ nhiều năm nay, bên cạnh những mẫu vật sống được nuôi thả trong các bể kính.
          Nơi đây, còn có cả bộ xương cá voi khổng lồ dài tới gần 26m, cao 3m, với 48 đốt xương sống được phục chế đầy đủ phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học và du khách thăm quan.
          Mời quý thầy cô cùng các em đến với tỉnh thành tiếp theo đó là tỉnh Kon Tum. Kon tum là một tỉnh thuộc Tây Nguyên. Chúng ta đến với hình ảnh nhà Rông.
11       Mỗi buôn làng dựng một ngôi nhà sàn lớn, được trang trí đẹp ở giữa buôn làng. Đấy là nhà Rông, nhà Rông là nơi diễn ra các sự kiện quan trọng như lễ tết, hội làng, đám cưới, lễ cầu nguyện và là nơi hội họp của cả buôn làng, không phân biệt già trẻ, gái, trai.
        Nhà Rông của các dân tộc thiểu số đều có những nét riêng trong kiến trúc, tạo dáng và trang trí hoa văn. Nhưng nhìn chung nhà Rông vẫn là ngôi nhà to nhất, thường gấp ba, gấp bốn nhà thường, có mái nhọn xuôi, dốc, và được dựng trên những cột cây to, thường là những cây đại thụ, thẳng chắc; mái nhọn lợp bằng cỏ gianh, phơi kĩ cho đến khi vàng óng. Trên các vì kèo có nhiều chi tiết trang trí hoa văn màu sắc sặc sỡ mang ý nghĩa tâm linh, những sự tích huyền thoại
của dũng sĩ thời xưa, những thú vật được cách điệu, những vật, những cảnh sinh hoạt gần gũi với cuộc sống buôn làng. Nổi bật trong trang trí nhà Rông là hình ảnh thần Mặt Trời chói sáng. Nhà Rông càng to, đẹp thì chứng tỏ buôn làng giàu có, mạnh mẽ.
          Muốn tìm hiểu và thăm quan đất nước Việt Nam yêu dấu của chúng ta phát triển ra sao? mời chúng ta đến thư viện của trường đọc những cuốn sách viết về Việt Nam nhé.
Cùng ở trong khu vực châu Á tôi xin giới thiệu cuốn sách được mang tên Campuchia. Nói về đất nước Campuchia. Chúng ta đìm hiểu về đất nước này nhé.
Cuốn 3 Campuchia:
12     Sách được mang mã STK – 001981. Do Minh Tuấn viết và Nguyễn Hào vẽ. Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành năm 2021. Khổ sách 18,5cm x 18,5cm.
    Kênh hình và kênh chữ kết hợp dẫn dắt người đọc đi tìm hiểu và khám phá.
   Trước thế kỉ 20, các bạn việt Nam vẫn gọi Campuchia là Chân Lạp hoặc Cao Miên. Campuchia có tên gọi chính thức là Vương quốc campuchia, nằm ở Đông Nam Á, châu Á. Giống như Thái Lan, nước Campuchia vẫn có vua trị vì.
    Campuchia giáp với các nước: Việt Nam, Lào và Thái Lan. Quốc kì Campuchia là lá cờ duy nhất có in hình một công trình kiến trúc. Quốc kì Campuchia gồm ba sọc ngang, hai sọc xanh nước biển ở trên và dưới, chính giữa là sọc đỏ và hình đền Angkorwat.
Màu trắng, màu xanh biểu tượng cho tự do, đoàn kết, đồng thời tượng trưng cho nhà vua. Màu đỏ biểu thị lòng can đảm của nhân dân. Đền Angkor wat đại diện cho sự thanh liêm và công lí.
 Dân số khá khiêm tốn, chỉ hơn 15 triệu người. Hầu hết là người Khơ me, số ít còn lại là người Thái và người Việt, người Hoa…Hơn 97% người dân theo phật giáo- quốc giáo của Campuchia. Đây là tôn giáo có vai trò quan trọng trong sự nghiệp đoàn kết dân tộc của Campuchia.
Tóc và mắt màu đen, da hơi ngăm đen, đó là dân tộc Khmer. Angkor wat là tên gọi chung cho cho quần thể đền đài tại khu vực tỉnh Siêm Riệp, Campuchia. Đây là một trong những di tích tôn giáo lớn nhất thế giới. Ban đầu Angkor wat được xây dựng làm đền thờ Ấn Độ giáo và dần dần được chuyển thành đền thờ phật giáo vào cuối thế kỉ 12. Angkor là quần thể kến trúc làm nên tên tuổi ngành du lịch Campuchia, được đế chế Khmer xây dựng từ thế kỉ 9 đến thế kỉ 15 sau công nguyên. Phế tích của Angkor gồm Angkor wat, Angkor Thom và các di tích khác. Muốn tìm hiểu xem đền Angkor như thế nào mời quý thầy cô cùng các em đọc trang 7 nhé.
Thủ đô của Campuchia là Phnôm Pênh. Phnôm Pênh còn có tên gọi khác là Krong Chaktomuk, nghĩa là “thành phố bốn mặt”. Bốn mặt ở đây là mặt sông do thành phố nằm trên chỗ giao nhau của các con sông lớn là Mekong, Bassac và Toules Sap. Vào thập niên 20 thế kỉ trước, Phnôm Pênh được gọi là “hòn ngọc châu Á”, thu hút nhiều khách du lịch đến Campuchia. Công trình nổi tiếng nhất ở Ph nôm Pênh là cung điện Hoàng gia Campuchia. Đây là nơi ở của gia đình nhà vua Campuchia, cũng như địa điểm diễn ra các nghi thức ngoại giao và nghi lễ Hoàng gia.
          Tonles Sap hay Biển Hồ Campuchia là hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Ấ. Đây là một hệ thống kết hợp giữa hồ và sông. Mời các bạn tìm đọc trang 9.
 Mặc Sampot và nhảy điệu Apsara là hoạt động thường thấy ở Campuchia. Để tìm hiểu về điệu múa Apsara mời các bạn tìm đọc trang 10 và trang 11 nhé. Các lễ hội của Campuchia thường được tổ chức vào khi nào? mời các thầy cô cùng các em đọc trang12, trang 13. Lễ hội được mang tên là lễ hội phật giáo vào rằm tháng 3 hàng năm. Và lễ hội được diễn ra như thế nào nhé. Điệu múa của các nàng tiên cá còn được gọi là điệu múa nào nữa nhé. Để tìm hiểu ẩm thực của Campuchia có gì mời các thầy cô cùng các con học sinh trang 14.
 Người khmer sống theo triết lí “cái gì không phải của mình thì không lấy” nên tình trạng mất cắp rất ít khi xảy ra ở Campuchia. Chương lịch sử đen tối nhất của Campuchia là thời kì chế độ diệt chủng khmer Đỏ do Polpot lãnh đạo. Từ năm 1075 đến năm 1979, khoảng 3 triệu người dân đã bị sát hại. Chế độ này được lật đổ vào năm 1979.
          Sau đây tôi xin giới thiệu đến chúng ta một đất nước tiếp theo cùng trong châu Á. Đó là Ấn Độ.
4. Cuốn 5 Ấn Độ:
13        Cuốn sách do tác giả Hoài Nam viết và Nguyễn Hào vẽ. Sách có mã STK – 001936. Nhà xuất bản Kim Đồng phát hành năm 2021; khổ sách 18,5cm x 18,5cm. Sách nằm trong bộ sách Vòng quanh thế giới.
          Ấn Độ có tên chính thức là Cộng hòa Ấn Độ, thuộc Nam Á, châu Á. Đây là quốc gia có diện tích lớn thứ bảy trên thế giới. Ấn Độ giáp các nước Pakistan, Trung Quốc, Nepan, Bhutan, Myanma và Bangladesh. Quốc kì Ấn Độ có nền là ba sọc ngang màu vàng nghệ, trắng và xanh lục.
Ở giữa là hình bánh xe với 24 lan hoa, gọi là Ashoka Chakra. Ashoka.Chkra là “Bánh xe pháp luân”, một hình ảnh biểu tượng tôn giáo. Delhi bao gồm 11 quận, từng là thủ đô của nhiều vương quốc trong quá khứ. Hiện tại, đây là một đại đô thị với khoảng 25 triệu dân. Gandhi là nhà triết học đã dẫn dắt cuộc cách mạng giải phóng Ấn Độ khỏi thân phận thuộc địa của Anh, bằng đấu tranh ôn hòa. Nhờ đó, Ấn Độ đã giành được độc lập vào năm 1947. Nhưng thật đau buồn một năm sau ông bị một kẻ cuồng tín ám sát.
          Thủ đô Ấn Độ là New Delhi, một quận của lãnh thổ Thủ đô quốc gia Dehli. Người Ấn Độ thường dùng New Delhi và Delhi thay thế cho nhau. Thật ra chúng là hai thực thể riêng biệt, trong đó New Delhi là một bộ phận của Delhi. Cách thủ đô New Delhi 262 km là “thành phố hồng” Jaipur. Các bức tường, đường phố, cửa hàng…trong thành phố đều được xây bằng đá hoa cương hồng. Tại đây có “Cung điện gió” Haw Mahal nổi tiếng. Với hơn 20.000 công viên công cộng và các khu vườn, New Delhi được mệnh danh là “thủ đô xanh” của Ấn Độ. Công trình tiêu biểu là cổng thành India Gate, để tưởng nhớ những người hi sinh trong các cuộc chiến giành độc lập. Thành phố xanh, hồng và đỏ của Ấn Độ là ở đâu và được làm bằng vật liệu gì mời các thầy cô cùng các con học sinh tìm đọc trang 7 và trang 8 nhé. Ngôi đền Taj Mahal là một trong bảy kì quan thế giới mới. Con sông nổi tiếng của Ấn Độ là sông Hằng dài 2.510 km bắt nguồn từ dãy Hymalaya ở Bắc trung Bộ Ấn Độ, chảy vào vịnh Bengal. Con sông có tầm quan trọng cả về địa lí, lịch sử và kinh tế, là nguồn sống của hàng triệ người Ấn Độ. Đạo Phật với người Ấn Độ như thế nào? Và sông Hằng là con sông linh thiêng. Người Ấn Độ hay có quan điểm và tập quán gì nhé, chúng ta tìm đọc trang 9. Với hơn 1,3 tỉ người. Ấn Độ là quốc gia đông dân thứ hai thế giới, chỉ sau Trung Quốc.
Tóc và mắt màu đen, da màu vàng nghệ. Đặc biệt, mắt người Ấn Độ rất to. Ấn Độ có trang phục và những lễ hội truyền thống gì mời các bạn đọc trang 11; 12; Về ẩm thực của Ấn Độ đặc trưng là món gà Tandori và món cà ri. Lễ hội Diwali là lễ hội truyền thống của đạo Hindu, diễn ra trong 5 ngày vào mùa thu, với ý nghĩa ăn mừng chiến thắng của ánh sáng trước bóng tối. Muốn biết được nền điện ảnh của Ấn Độ phát triển như thế nào mời chúng ta tìm đọc trang 14. Cây cầu cao nhất thế giới là cầu Bailey, nằm ở vùng núi Hymalaya, Ấn Độ xây dựng năm 1982, cầu cao đến 5602m so với mực nước biển. Người dân Ấn Độ thờ nhiều động vật nhất thế giới. Bạn có thể tìm thấy đền thờ mọi loài vật ở khắp nơi. Và có loại ớt ma cay nhất thế giới.
          Mời quý thầy cô cùng các bạn đến với đất nước tiếp theo, đất nước được mang tên Mông Cổ.
mặt trời, mặt trăng, các vì sao…chữ cái này có hai dạng dùng để bắt đầu và kết thúc một doạn văn bản.
Tóc và mắt của người Mông Cổ có màu đen, da màu vàng. Má ửng hồng
với dân số 3 triệu người, diện tích hơn 1,5 triệu km2. Mông Cổ là nước có mật độ dân cư thưa thớt nhất thế giới. Trong đó, hơn 45% dân số tập trung tại thủ đô Ulaan baatar. Ulan Bator, là thành phố lớn nhất Mông Cổ, nằm ở nơi giao nhau giữa hai con sông là Tuul và Selbe. Điểm du lịch lí thú nhất ở Ulan Bator là cung điện Mùa Đông nằm ở phía mam thành phố. Đây là cung điện duy nhất của các vua chúa Mông Cổ. Năm 1206, thủ lĩnh Thiết Mộc Chân đã triệu tập hội nghị lớn của các bộ lạc Mông Cổ. Tất cả các bộ lạc khác đều nhất trí tôn ông là “Hãn” – vị thủ lĩnh tối cao. Từ đó người ta gọi ông là thành Cát Tư Hãn. Bức tượng Thành Cát Tư Hãn khổng lồ cùng nhiều hiện vật liên quan khác tại khu tưởng niệm vị hoàng đế này cách thủ đô Ulan Bator khoảng 54 km về phía đông. Thảo nguyên bao phủ phần lớn đất đai Mông Cổ. Ngựa chính là loài vật gắn liền với cuộc sống người dân Mông Cổ. Năm ở phía nam Mông Cổ là sa mạc Gobi là điểm du lịch tuyệt đẹp với những cồn cát trải dài, đồng bằng sỏi rộng lớn và những dãy núi đá hùng vĩ. Thời cổ đại, đây là “con đường tơ lụa” nổi tiếng đi qua, chuyên chở hàng hóa từ Á sang Âu và ngược lại. Mông Cổ có sa mạc Gobi là sa mạc lạnh, gió tạo nên các tiếng rất kì thú ở sa mạc này khi thì như tiếng thú dữ gầm, khi thì du dương như tiếng sáo.
Cưỡi ngựa, bắn cung là môn thể thao được ưa chuộng. Trang phục truyền thống của người Mông Cổ mang đậm phong cách thảo nguyên, với áo choàng Deel mặc kèm với thắt lưng. Giày cao cổ …cùng nhiều đồ trang trí khác. Lễ hội nổi tiếng tại Mông Cổ là Naadam, trong tiếng Mông Aoor đó là “trò chơi” diễn ra vào tháng Bảy hàng năm. Lễ hội được tổ chức từ thời Thành Cát Tư Hãn, bắt nguồn từ các màn diễu hành của các binh sĩ xưa kia. Còn môn thể thao Polo hay Mã cầu, là môn thể thao đồng đội, thi đấu trên lưng ngựa, người chơi dùng một cái vồ có cán dài để đưa bóng vào cầu môn đối thủ. Dân du mục sống dựa vào chăn nuôi gia súc, chủ yếu là cừu. Vì thế, ẩm thực của Mông Cổ chủ phần lớn là làm từ sữa và thịt động vật. Khi người dân mời món rượu sữa ngựa bạn không nên từ chối, nhưng đó là tấm lòng gia chủ. Thông tin của người Mông Cổ chủ yếu là thư tay. Một người đưa thư phải đi trung bình 200 km một ngày. Tại Mông Cổ số ngựa nhiều gấp 13 lần số người dân, còn số cừu gấp 36 lần. Mông Cổ còn có biệt danh là “vùng đất của bầu trời xanh”, vì một năm ở đây có đến 260 ngày nắng. Kí ức đáng sợ về đội quân Mông Cổ hùng mạnh vẫn còn lưu dấu của người châu Âu đến bây giờ họ vẫn gọi người Mông Cổ là “Tatars” nghĩa là “ác quỷ từ địa ngục”. Mỗi người dân Mông Cổ đều là một chiến binh.
          Mời quý thầy cô cùng các con học sinh tăm một đất nước tiếp theo đó là nước Indonesia.
Cuốn 6 Indonesia:
14         Cuốn sách được mang tên Indonesia có mã STK – 001939; do Tuấn Hùng viết và Nguyễn Hào vẽ; nhà xuất bản Kim Đồng phát hành năm 2021; khổ sách 18,5cm x 18,5cm. Indonesia có tên chính thức là Cộng hòa Indonesia, một đảo quốc thuộc khu vực Đông Nam Á. Ngày xưa, Indonesia còn được gọi là Nam Dương. Indonesia được mệnh danh là “xứ sở vạn đảo” vì bao gồm 13.487 hòn đảo lớn nhỏ, nằm dọc hai bên xích đạo khoảng 6.000 đảo không có người ở. Indonesia có biên giới đất liền giáp với các nước Malaysia, Đông Timos và Papua New Guinea. Quốc kì Indonesia
gồm hai dải, màu đỏ và trắng ngang bằng nhau. Màu đỏ tượng trưng cho lòng dũng cảm, màu trắng tượng trưng cho tinh thần. Quốc huy Indonesia được gọi là Garuda Pancasila. Có hình thần chim Garuda trong Ấn Độ giáo. chân thần kẹp cuộn giấy với dòng chữ Bhinneka Tunggal Ika, nghĩa là “thống nhất trong đa dạng”. Năm biểu tượng chính giữa tượng trưng cho năm nguyên tắc của hệ tư tưởng quốc gia Indonesia.
          Indonesia có 270 triệu dân, đứng thứ tư thế giới và đứng thứ ba châu Á. Người Java hay chà Và là dân tộc đông đúc nhất, với khoảng 130 triệu dân. Người Indonesia có tóc đen, da bánh mật. Indonesia có hơn 300 nhóm sắc tộc với ngôn ngữ và tôn giáo riêng biệt.
          Thủ dô Indonesia là Jakarta nằm ở đảo Java. Công trình biểu tượng của Jakata là đài tưởng niệm quốc gia Monas tại quảng trường Merdeka, cao 137 mét, dát 35kg vàng rồng. Đứng từ đỉnh tháp, ngắm được khung cảnh toàn phố Jakarta. I stiqlal là nhà thờ Hồi giáo lớn nhất Đông Nam Á. Nhà thờ có bảy lối vào tượng trưng cho lối dẫn đến Bảy thiên đường Hồi giáo. 86% dân số Indonesia theo Hồi giáo. Cách thủ đô Jakarta hơn 1000 km về phía tây, đảo Bali được thiên nhiên ưu đãi với phong cảnh hữu tình khiến du khách ngõ ngàng. Nơi đây có những bãi biển trải dài thơ mộng, có các di tích cung điện, đền chùa cổ độc đáo. Indonesia là địa điểm yêu thích của các nhà sinh vật học. Để tìm hiểu xem Indonesia có nền đa dạng sinh học, và các loại hình nghệ thuật độc đáo như thế nào? Mời quý thầy cô cùng
các em đọc trang 9 đến trang 11. “Ngày im lặng” là lễ hội đón năm mới độc đáo chỉ diễn ra ở đảo Bali vào tháng Ba. Và lễ hội độc đáo này diễn ra như thế nào mời chúng ta tìm đọc trang 13. Ẩm thực xứ vạn đảo muôn màu muôn vẻ những món như thịt xiên nướng, cơm chiên trộn cùng trứng, tôm, rau, củ… và trộn với gia vị xì dầu chế biến theo công thức truyền thống. Tìm hiểu xem loài rồng Komodo là loài thằn lằn lớn nhất thế giới, chỉ tìm thấy ở đảo Indonesia. Chúng dài tối đa 3m, và nặng khoảng 70 kg. Đàn ông ở Indonesia có chiều cao trung bình 1,58 mét. Mời quý thầy cô cùng tìm đọc cuốn sách này nhé.
          Đất nước tiếp theo mà tôi muốn giới thiệu đến chúng ta là
Cuốn 7 Trung Quốc:
Đất nước Trung Quốc láng giềng ngay cạnh Việt Nam.
15     Cuốn sách Trung Quốc được mang mã STK – 001948. Do tác giả Hoài Nam viết và Nguyễn Hào vẽ. Nhà xuất bản Kim Đồng phát hành năm 2021; khổ sách 18,5cm x 18,5cm. Trung Quốc có tên đầy đủ là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Thuộc Đông Á, châu Á. Với diện tích xấp xỉ 9,6 triệu km2, Trung Quốc là quốc gia có lục địa lớn thứ tư thế giới. Trung Quốc giáp với rất nhiều nước: Việt Nam, Lào, Myanmar, Ấn Độ, Bhutan, Nepal, Afghanistan, Takistan, Ky rgyzakhstan, Kazakhstan, Nga, Mông Cổ và Triều Tiên. Quốc kì của Trung Quốc được gọi là “ngũ tinh hồng kì”, có nền đỏ với một ngôi sao vàng năm cánh ở góc bên
trái, bao quanh bởi bốn ngôi sao nhỏ hơn. Bốn ngôi sao nhỏ tượng trưng cho các lực lượng cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc là ngôi sao lớn.
          Thủ đô của Trung Quốc là thành phố Bắc kinh cổ kính. Ở đó có Tử Cấm Thành, tức Cố Cung, tọa lạc giữa trung tâm Bắc Kinh, là một cung điện nguy nga đồ sộ, lẫy lừng danh tiếng của các vượng triều phong kiến, được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.
Thiên An Môn là một trong những quảng trường lớn nhất thế giới. Từ đây
bạn có thể nhìn thấy cổng vào Tử Cấm Thành, nơi ở của vua chúa ngày xưa, và một góc tuyệt đẹp của thành phố Bắc Kinh. Bắc Kinh là kinh đô cuối cùng trong “Tứ đại cố đô” của Trung Quốc, có bề dày lịch sử lên đến 3.000 năm. (Bốn kinh đô lớn nhất từng được nhiều triều đại đóng đô: Trường An, Lạc Dương, Nam kinh, Bắc Kinh).
          Vạn Lý Trường Thành là một trong bảy kì quan của thế giới hiện đại, dài đến 21,196 km, bức tường được xây liên tục từ thế kỉ 5 trước công nguyên đến thế kỉ 16, để bảo vệ Trung quốc trước các cuộc tấn công từ ngoại bang. Công trình kì vĩ này do Tần Thủy Hoàng, vị hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa xây dựng và kết nối. Lăng mộ Tần Thủy Hoàng, một công trình bí hiểm, gây kinh ngạc với đội binh đất nung đông đến tám nghìn, có nghĩa vụ bảo vệ cho vị vua sang bên kia thế giới. còn vô số điều bí ẩn nguy hiểm chôn giấu dưới lăng mộ, vẫn chưa được các nhà khảo cổ khám phá và giải đáp hết.
          Tóc và mắt của người Trung Quốc màu đen, da màu vàng. Với gần 1,4 tỉ người, Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất thế giới. Có hơn 100 dân tộc chung sống tại đây. Với nhiều danh lam thắng cảnh như: Sa mạc Gobi, Thác nước Cửu Trại Câu, Núi đá Tam Túc, Ruộng bậc thang Vân Nam, Phượng Hoàng cổ trấn đẹp và kì ảo…Là những địa điểm du khách nào cũng muốn ghé thăm. Bốn tiểu thuyết đã trở thành kho tàng văn học quý giá của Trung Quốc và thế giới là: Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung ra đời vào thế kỉ 14; Thủy Hử của Thi Nại Am xuất hiện cùng thời với Tam Quốc Diễn Nghĩa; Tây Du Kí của Ngô Thừa Ân ra mắt lần đầu vào khoảng cuối thế kỉ 16; Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần và Cao Ngạn ra đời vào khoảng cuối thế kỉ 18. nhà văn Kim Dung được xem là người viết tiểu thuyết kiếm hiệp thành công nhất, với tác phẩm nổi tiếng như Thần Điêu đại hiệp, Tiếu ngạo giang hồ, Lộc đỉnh kí… Kung fu cũng là đặc sản của Trung Quốc với rất nhiều võ phái nổi tiếng ở Trung Quốc như Thiếu Lâm Tự, Thái Cực Quyền, Võ Đang....
          Trang phục của người Trung Quốc đa dạng. Nhưng nổi bật nhất vẫn là Sườn Xám (Váy áo liền thân có vạt áo xẻ) dành cho phụ nữ, và Trường Bào, Mã Quải (các loại áo dài mặc ngoài) dành cho đàn ông.
          Nền ẩm thực của Trung Quốc phong phú và nức tiếng toàn cầu, người ta gọi chung là “món Hoa” như bánh bao, vịt quay, xì dầu, trứng vịt bắc thảo, đậu hũ, há cảo…
          Lễ hội đèn lồng truyền thống của Trung Quốc được tổ chức vào ngày rằm tháng giêng hàng năm. Trong ngày này, các nghệ nhân trổ tài thiết kế những chiếc đèn lồng lộng lẫy nhất. Ngoài ra còn có lễ hội được lan truyền khắp châu Á như Tết thanh minh, tết trung thu, lễ hội thuyền rồng. Trung Quốc có “Tứ đại danh nhân”, sử sách Trung Hoa còn lưu truyền hình tượng “Tứ đại mĩ nhân” gồm 4 mĩ nữ nhan sắc khuynh thành: Tây Thi, Vương Chiêu Quân, Điêu Thuyền, Dương Quý Phi. Suốt chiều dài lịch sử Trung Quốc có một vị vua bà chính thống duy nhất: Võ Tắc Thiên.
          Sau đây là hình ảnh những cuốn sách viết về một số nước ở châu Á.
16
17

        Thưa các đồng chí giáo viên và các em học sinh! Với những cuốn sách trong bộ sách Vòng quanh thế giới, cho chúng ta biết về diện tích, hình dạng, quốc kì, phong tục, tập quán sinh hoạt và các danh lam thắng cảnh “Một số nước ở châu Á”. Vì kinh nghiệm biên soạn thư mục chưa có nhiều nên bản thư mục chưa được đầy đủ và chu đáo. Trong quá trình biên soạn, tôi rất mong được chia sẻ những đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo để thư mục sau tôi viết được tốt hơn. Mời các thầy cô và các em học sinh sắp xếp thời gian đến thư viện trường ta đọc những cuốn sách này nhé. Thư viện nhà trường rất vui khi được đón các đồng chí và các em đến tìm hiểu và khám phá nhé.      

Xin chân thành cảm ơn!
Người soạn thảo thư mục



Đào Thị Oanh Yến
                             T/M nhà trường



                          Nguyễn Thị Cúc



 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Vun đắp ước mơ
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây