Giới thiệu sách Tháng 11/2023

Thứ năm - 02/11/2023 09:04
"Có một nghề bụi phấn dính đầy tay
Người ta bảo là nghề trong sạch nhất
Có một nghề không trồng cây trên đất
Lại nở cho đời những đóa hoa thơm "
20/11 sắp đến rồi! Thư viện trường Tiểu học Thanh Cao xin gửi tới thầy cô muôn vàn lời chúc tốt đẹp nhất. Chúc thầy cô luôn thành công, hạnh phúc trong cuộc sống và có thật nhiều sức khỏe để tiếp tục chèo lái những chuyến đò qua sông. Biết ơn và tri ân thầy cô Thư viện Trường TH Thanh Cao xin gửi tới quý độc giả: Bài giới thiệu sách tháng 11Chủ đề: “Thầy cô và mái trường”Cuốn sách: “Tôi đi học”
Giới thiệu sách Tháng 11/2023
Thư viện trường Tiểu học Thanh Cao

Thanh Cao, ngày 6 tháng 11 năm 2023
Bài giới thiệu sách tháng 11
Chủ đề: “Thầy cô và mái trường”
Cuốn sách: Tôi đi học”

 Kính thưa các thầy giáo, cô giáo cùng toàn thể các em học sinh yêu quý!
Trong mỗi chúng ta ai cũng đã và đang trải qua tuổi học trò. Học tập đem lại cho ta tri thức và là hành trang trong cuộc sống. Hôm nay, thư viện trường Tiểu học Thanh Cao rất hân hạnh giới thiệu tới quý thầy cô cùng các con học sinh cuốn sách nói về người thầy giáo mẫu mực, thầy thiệt thòi do không may bị liệt cả hai tay, bằng tính nghị lực phi thường và lòng quyết tâm cao không chịu lùi bước, thầy đã trở thành thầy giáo - Nhà giáo ưu tú. Cuốn tự truyện “Tôi đi học” do Nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký viết.
    Cuốn sách Tôi đi học của Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Ngọc Ký do Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh  xuất bản năm 2022. Sách dày 171 trang; khổ sách 21cm. Sách có mã STK – 003455.
           Nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký sinh ngày 28-06-1947 tại Hải Thanh, Hải Hậu, Nam Định. Ông bị liệt đôi tay từ năm 4 tuổi; 7 tuổi đi học dùng chân viết. Hai lần ông được Bác Hồ thưởng huy hiệu vì thành tích vượt khó học giỏi. Năm 1970, ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp, khoa Ngữ văn, sau đó đi dạy và trở thành Nhà giáo Ưu tú năm 1992, Nhà văn Việt Nam đầu tiên viết bằng chân. Hiện ông đã nghỉ hưu, tuần 3 lần phải chạy thận nhân tạo. Song, với nghị lực và sự cố gắng phi thường, ông vẫn miệt mài ngày ngày vừa đi giao lưu với học
sinh các trường vừa tiếp khách tư vấn tâm lý giáo dục qua Tổng đài 1088 và tiếp tục sáng tác tại TP. Hồ Chí Minh. Ông được cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng ngợi khen là tấm gương vượt khó tuyệt vời và trở thành huyền thoại sống cho bao thế hệ cắp sách tới trường suốt nửa thế kỷ qua.
Tuổi trẻ học đường cả nước 50 năm qua đã biết và coi ông là thần tượng khi được học bài EM KÝ ĐI HỌC (sách Tập đọc lớp 3 từ 1964-1983,) ANH KÝ ĐI HỌC (sách Kể chuyện lớp 4 từ 1983-2000), BÀN CHÂN KỲ DIỆU (sách Tiếng Việt lớp 4 từ 2000 đến nay). Đến Tôi học đại học (First News xuất bản năm 2013), gia tài sáng tác của Nguyễn Ngọc Ký đã đạt con số 30 đầu sách. Nhiều cuốn đã trở thành sách gối đầu giường của tuổi thơ như Tôi đi học, tuyển tập Câu đ vui tâm đắc. Ông có 3 bài thơ (Nặn đồ chơi, Con đường làng, Em thương) in trong sách giáo khoa tiểu học được nhiều thế hệ học trò thuộc lòng từ tấm bé. Ông 3 lần được tặng giải thưởng trong các cuộc thi sáng tác cho tuổi thơ toàn Quốc. Được báo Tuổi Trẻ tặng giải Nhất trong cuộc thi viết về mẹ. Các tác phẩm của ông luôn thấm đẫm tư tưởng nhân văn và giáo dục sâu sắc. Song, cách thể hiện lại rất giản dị, hồn nhiên, dí dỏm, tinh tế, giàu hình ảnh, nhạc điệu và cảm xúc nên được bạn đọc gần xa háo hức đón đọc, được tái bản nhiều lần với số lượng hàng chục ngàn bản.
Nguyễn Ngọc Ký từ cậu bé tật nguyền đôi tay, được gia đình, bạn bè, thầy cô hết lòng yêu thương chăm sóc, ông đã dùng đôi chân viết nên cuộc đời mình như một huyền thoại. Ký đã học tốt từ tiểu học đến đại học. Từng đoạt giải học sinh giỏi toàn miền Bắc, hai lần được chủ tịch Hồ Chí Minh thưởng huy hiệu 35 năm hết mình vì sự nghiệp trồng người. Ông trở thành Nhà giáo ưu tú, Hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam. Năm 2005 ông về hưu, vừa tiếp tục sáng tác văn học – chủ yếu cho thiếu nhi – vừa làm tư vấn tâm lý Giáo dục qua tổng đài 1088 TP Hồ Chí Minh.
Gần 40 năm qua, Tôi đi học của thầy Ký được tái bản nhiều lần và luôn được nhiều thế hệ học sinh coi là sách gối đầu giường.
Để biết Thầy tập viết bằng chân thay cho đôi tay vất vả khó khăn như thế nào? xin mời thầy cô và các con học sinh tìm đọc từ trang 22 đến trang 30 (Những ngày tập viết – Buồn vui nét chữ đầu đời). Dù bị liệt hai tay, bằng tính kiên trì và cần mẫm, sáng tạo Ký làm được sản phẩm cho môm thủ công rất đẹp; chơi thể thao cùng các bạn; còn biết bơi; tìm nguồn giải trí ngay trong bài học; Chúng ta tìm đọc trang 41; 42 nhé.
Đầu năm 1965 máy bay Mỹ đánh phá đến làng quê Bắc Bộ. Trường thầy Ký phải chuyển sang học đêm.  Có những hôm tan học, đêm tối trời mưa to:
Từng làn mưa quất vào mặt rát như những ngọn roi. Tối tăm cả mặt mũi, tôi không sao đi được nữa. Đứng lại một lúc, sau nhờ cái ánh chớp, tôi mới mờ mờ nhận ra con đường mòn quen thuộc.  Đường trơn quá. Tôi không tài nào bấm chân được nữa. Không có đôi tay để giữ thăng bằng, tôi cứ nơm nớp sợ trượt ngã. Lúc nào tôi cũng phải căng mắt nhìn xuống chân, dò dẫm từng bước. Chiếc áo mưa gặp gió cứ bay tốc lên ngực. Chốc chốc tôi phải dừng lại đưa chân lên kéo chỗ áo mưa bị cuốn xuống. Nhưng chỉ được mấy bước cơn gió bạc ác lại đến xô tung lên như cũ. Cả người ướt đẫm, tôi bắt đầu thấy lạnh. Phóng mắt nhìn về phía trước, tôi vẫn chưa nhìn ra làng mình đâu, ngay đến một ánh đèn cũng không thấy. Xung quanh tôi lúc này chỉ có tiếng mưa sầm sập, tiếng gió rít vun vút và đêm tối mênh mông. Dò dẫm về được đến chiếc cầu xây đầu xã thì mưa đã dần dần ngớt. Vừa đặt chân lên cầu, tôi đột nhiên bị trượt và ngã huỵch xuống. Thấy đau nhói ở cánh tay, tôi nhận ra mình bị gãy tay rồi. Giữa lúc ấy một bóng người tiến đến chỗ tôi. Một ánh chớp lóe lên, tôi thoáng nhận ra một bác già chưa quen biết. Bác cúi xuống gần sát, ân cần hỏi tôi. Bác xốc tôi lên vai và cõng thẳng về nhà. Nghe tiếng gọi, bố mẹ tôi từ trong nhà lật đật đi ra. Bố chạy đến đỡ lấy tôi trên lưng bác”.
Muốn biết câu chuyện diễn biến ra sao nỗi vất vả của thầy Ký đi học như thế nào? mời chúng ta tìm đọc trang 136 đến trang 148 nhé.
Trên đây, tôi vừa giới thiệu đến quý thầy cô cùng các con học sinh cuốn sách Tôi đi học của Nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký. Cuốn sách hiện đang có trong thư viện trường ta. Tôi xin mời quý thầy cô cùng các con đến đọc cuốn sách này nhé. Sách được mang mã STK – 003455. Do nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 2022 (Tái bản lần thứ 12); Sách dày 171 trang; khổ sách 21 cm.

 
Nhân viên thư viện


Đào Thị Oanh Yến
T/M nhà trường


Nguyễn Thị Cúc

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Vun đắp ước mơ
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây