Bài giới thiệu sách tháng 9 năm 2024

Thứ sáu - 27/09/2024 14:15
Nhắc đến kho tàng văn học dân gian Việt Nam, chúng ta không thể bỏ qua thể loại truyện dân gian. Đây là một khái niệm mang tính bao quát, bao gồm nhiều thể loại kết hợp với nhau. Thông qua đó, truyện dân gian Việt Nam thể hiện cuộc sống vật chất và tinh thần, tâm tư, tình cảm, đạo đức, ước mơ của nhân dân cũng như phản ánh cuộc đấu tranh trong xã hội, sự kiện lịch sử được kể đến. Để tìm hiểu chi tiết hơn về truyện dân gian là gì và truyện dân gian gồm những thể loại nào, các bạn độc giả hãy đến thư viện Trường Tiểu học Thanh Cao đọc sách và tìm hiểu bài viết này nhé!
Bài giới thiệu sách tháng 9 năm 2024
Thư viện trường tiểu học Thanh Cao

Thứ Hai, ngày 30 tháng 9 năm 2024
Bài giới thiệu sách tháng 9 năm 2024
Chủ đề: Cùng em tìm hiểu truyện cổ dân gian Việt Nam
Tên sách: Truyện cổ tích Việt Nam

Kính thưa các thầy giáo, cô giáo cùng toàn thể các con học sinh yêu quý!
Truyện dân gian ra đời và phát triển cùng quá trình lịch sử sản xuất và đời sống nhân dân. Nó không chỉ đem lại tiếng cười để mua vui, để giải hòa những mệt nhọc, vất vả sau một ngày lao động tích cực mà truyện cười còn có tác dụng phê phán, châm biếm, mỉa mai các thói hư tật xấu của con người. Vậy truyện dân gian là gì?
Truyện dân gian là những câu chuyện được ông cha ta sáng tác và lưu truyền từ đời này sang đời khác. Từ cuối thời kỳ công xã nguyên thủy, truyện dân gian đã bắt đầu xuất hiện. Truyện thường mang yếu tố bất kỳ, ước lệ, tượng trưng. Từ đó phản ánh các cuộc đấu tranh trong xã hội, thể hiện tình cảm, ước mơ của người dân trong cuộc sống thời bấy giờ. Truyện dân gian thường được kể và lưu truyền theo hình thức văn xuôi tự sự. Một số dân tộc còn sáng tác truyền miệng theo hình thức thơ, ngâm xướng hoặc văn xuôi nhưng đối thoại của nhân vật sử dụng lối nói thơ.
Truyện cổ dân gian gồm những thể loại truyện như sau:
  • Truyện cổ tích
  • Truyện ngụ ngôn
  • Truyện thần thoại
  • Truyện cười.
Trong buổi giới thiệu sách của thư viện trường tiểu học Thanh Cao hôm nay, tôi xin trân trọng giới thiệu tới quý thầy cô cùng các con học sinh một thể loại truyện nằm trong truyện dân gian Việt Nam đó là Truyện cổ tích Việt Nam.






 

     Cuốn sách Truyện cổ tích Việt Nam do Hoàng Hương (sưu tầm). Nhà xuất bản Lao Động phát hành năm 2018; khổ sách 13,5 cm x 20,5 cm; sách có độ dày 287 trang. Được mang mã thư viện TCT – 000395.
    Cuốn sách “Truyện cổ tích Việt Nam” có thể chứa đựng những câu chuyện dân gian truyền thống, phản ánh văn hóa và tâm hồn người Việt. Thông thường những câu chuyện này bao gồm các yếu tố như lòng dũng cảm, tình yêu, sự công bằng và bài học đạo đức. Chúng có thể kể về các nhân vật anh hùng dân tộc, các nàng công chúa, hoàng tử, hay các sinh vật thần thoại. Mỗi truyện đều mang một thông điệp riêng và thường có kết cục có hậu.
  Trong cuốn truyện cổ tích Việt Nam có rất nhiều, rất nhiều câu chuyện cổ tích mà chúng
ta thấy gần gũi với cuộc sống hàng ngày như: Sự tích con muỗi; Cây tre trăm đốt; Chương Chi, Mị Lương; Ngày và đêm...
          Mời quý thây cô cùng các con học sinh tìm hiểu nội dung câu chuyện Ngày và đêm
          Ngày xửa ngày xưa, Mặt Trăng, Mặt trời và Gà Trống cùng sống với nhau ở trên trời. Mặt Trăng có một cái áo màu trắng. Gà Trống có một cái áo màu đỏ. Mặt Trăng thích cái mũ của Gà Trống lắm. Một hôm, Mặt Trăng bảo Gà Trống:
Này, Gà Trống! Chúng ta đổi mũ và áo cho nhau đi. Bạn đưa cái mũ đỏ của bạn cho tôi, tôi sẽ đưa cái áo trắng của tôi cho bạn.
Không! Gà Trống nói: Tôi chẳng thích cái áo trắng của bạn đâu. Tôi không đổi mũ lấy áo đâu.
Mặt Trăng cứ gạ đổi mãi nhưng Gà Trống nhất định không chịu. Mặt Trăng bực quá, giật mũ của Gà Trống ném xuống đất. Gà Trống tiếc cái mũ quá, vội bay xuống đất để nhặt mũ. Mặt đất thì mênh mông và tối đen, biết tìm mũ ở đâu bây giờ? Gà Trống bay hết nơi này đến chốn khác, tìm mãi, tìm mãi vẫn không thấy mũ đâu. Bỗng Gà Trống sực nhớ tới Mặt Trời, bèn cất tiếng gọi:
Mặt Trời ơi...!Mặt Trời ơi...!
Mặt Trời đang ngủ, nghe Gà Trống gọi vội vén màn mây nhìn xuống dưới đất.
Những tia nắng rực rỡ tỏa sáng khắp nơi. Gà Trống nhìn ngay thấy mũ đỏ của mình đang mắc trên một cành cây. Nó sung sướng nhặt lấy mũ và đội ngay lên đầu. Gà Trống vỗ cánh định bay lên trời, nhưng nó mệt quá, không còn đủ sức để bay lên nữa. Gà Trống cầu cứu Mặt Trời:
Mặt Trời ơi, kéo em lên với.
Mặt Trời làm sao có thể kéo nổi Gà Trống lên trời được, đành an ủi:
Thôi, Gà Trống chịu khó ở dưới đất vậy. Cứ khi nào ngủ dậy, Gà Trống hãy cất tiếng gọi: “Mặt Trời ơi” thì Mặt Trời cũng sẽ thức dậy trò chuyện cùng Gà Trống.
Từ đó trở đi, mỗi khi thức dậy, Gà Trống cất tiếng gáy thật to để đánh thức Mặt Trời cùng dậy với mình. Mọi người gọi lúc đó là ngày. Còn Mặt Trăng thì giận Gà Trống không đội mũ cho, nên cứ đợi đến khi Gà Trống và Mặt Trời đi ngủ, mới xuất hiện. Mọi người gọi lúc đó là đêm.                                                                           Qua câu chuyện chúng ta đã biết sự tích ngày và đêm. Trong cuốn sách còn rất nhiều câu chuyện hay và lý thú. Tôi xin mời quý thầy cô cùng các con học sinh đến thư viện trường ta tìm đọc cuốn sách này nhé. Sách được mang mã thư viện TCT – 000395.
Hẹn gặp lại quý thầy cô cùng các con học sinh vào buổi giới thiệu sách lần sau!

 
Người viết bài




Đào Thị Oanh Yến
                            T/M nhà trường




                             Nguyễn thị Cúc
                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                       

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Vun đắp ước mơ
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây