Tháng 10 đã về tiết trời vào thu không khí mát mẻ và dễ chịu. Mùa này là mùa du lịch ngắm cảnh và thưởng thức vẻ đẹp của mùa thu Hà nội. Để giúp độc giả mê đắm với vẻ đẹp mùa thu, đến với Hà Nội 36 phố phường thơ mộng thư viện Trường Tiểu học Thanh Cao xin giới thiệu cuốn sách " Từ điển đường phố Hà Nội" của tác giả Giang Quân do nhà xuất bản Thời Đại phát hành. Đây là cuốn sách tra cứu về tên đường và phố Hà Nội, cung cấp cho người đọc đầy đủ, có hệ thống về tên đường phố Hà Nội giúp cho việc tra cứu, nghiên cứu về Hà Nội, đồng thời có thể dùng cho việc hướng dẫn, du lịch, tìm hiểu lịch sử và địa lý Hà Nội. Cuốn sách sẽ là cơ sở để nghiên cứu quản lý đô thị, quy hoạch đô thị xây dựng nhà ở và các công trình phúc lợi khác cũng như xây dựng và quản lý giao thông đô thị và các ngành khác như điện, nước, môi trường… Đồng thời công trình góp phần quảng bá du lịch, phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô
Thư viện trường Tiểu học Thanh Cao Thứ 2 ngày tháng 10 năm 2024 Bài giới thiệu sách tháng 10 Chủ đề tháng 10: Em yêu Hà Nội Tên sách: Từ điển đường phố Hà Nội
“Dù có đi bốn phương trời, long vẫn nhớ về Hà Nội. Hà Nội của ta, thủ đô yêu dấu một thời đạn bom, một thời hòa bình” Vâng đúng như lời của bài hát Hà Nội – trái tim của cả nước - thành phố vì hòa bình. Hà Nội của chúng ta trải qua biết bao lần chiến thắng giặc ngoại xâm Như trận Quang Trung đại phá quân Thanh - trận đánh Cách đây 235 năm, Hoàng đế Quang Trung kéo quân ra Bắc tiến đánh quân xâm lược nhà Thanh (Trung Quốc), làm nên chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa. Đây là một chiến công vĩ đại và hiển hách vào bậc nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta và mãi mãi là niềm tự hào củadân tộc; cách đây vừa tròn 70 năm thủ đô được giả phóng chiến thắng Đế quốc Pháp xâm lược; và đây, vào tháng 12 năm 1972 Mỹ leo thang đánh chiếm miền Bắc - chiến dịch mười hai ngày đêm chiến dịch Điện Biên Phủ trên không. Trong buổi giới thiệu sách ngày hôm nay, tôi xin trân trọng giới thiệu đến quý thầy cô cùng các con học sinh cuốn sách được mang tên Từ điển đường phố Hà Nội.
Từ điển đường phố Hà Nội của tác giả Giang Quân; được xuất bản và lưu chiểu vào quý I năm 2010. Sách được in trên khổ giấy 14,5 x20,5 cm; sách có độ dày 547 trang. Từ điển đường phố Hà Nội giới thiệu quý thầy cô cùng các con học sinh nội dung sau: Với 815 mục từ, bao gồm 467 tên phố, 129 đường, 175 ngõ, 27 công viên – quảng trường, 17 hồ…cuốn sách này so với Hà Nội phố phường tăng hơn 200 mục từ, đáp ứng yêu cầu của bạn đọc rộng rãi. Các mục từ trong Từ điển đường phố Hà Nội được sắp xếp theo thứ tự A, B, C…trong từng mục từ có
các thông tin:
Phố đường hoặc ngõ, chiều dài…
Thuộc đơn vị hành chính nào trước đây và hiện nay.
Nguồn gốc địa danh hoặc nhân danh. Nếu là nhân danh có tiểu sử tóm tắt nhân vật lịch sử đó;
Tên phố, đường…được đặt tháng năm nào.
Ngoài ra ở cuối sách có các phụ lục cung cấp những thông tin rất bổ ích:
Bảng tra cứu đối chiếu tên phố cũ ra tên phố mới hiện nay;
Vườn hoa, công viên, quảng trường;
Hồ
Diện tích, dân số các đơn vị hành chính.
Sau đây tôi xin mời quý thầy cô cùng các con học sinh tìm hiểu một đường mang tên An Dương Vương Đường dài 3,5 km; từ ngã ba Nhật Tân – chỗ đường Lạc Lomh Quân gặp đường Âu Cơ – chạy trên đê sông Hồng tới ngã ba đi Chèm với đường Nam Thăng Long (mới đặt tên là đường Phạm Văn Đồng). Đất các xã Nhật Tân, Phú Thượng , Đông Ngạc của huyện Từ Liêm trước nay thuộc các phường Nhật Tân, Phú Thượng, quận Tây Hồ và xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm. Cạnh đường có đình Vẽ và đình Nhật Tân – di tích lịch sử xếp hạng năm 1994. Trước dân thường gọi đê Nhật Tân Phú Xá, Tên mới đặt tháng 7 năm 2001. An Dương Vương: Thục Phán (thế kỉ II TCN) là thủ lĩnh bộ lạc Âu Việt đất Văn Lang. Sau khi được vua Hùng nhường ngôi, ông hợp nhất với bộ lạc Lạc Việt lập ra nước Âu Lạc, đóng đô ở Kẻ Chủ (Cổ Loa) xây dựng thành Ốc để bảo vệ bờ cõi, Đền thờ ông và di tích thành cổ còn ở xã Cổ Loa, huyện Đông Anh bây giờ, đã được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa năm 1962. Tôi xin giới thiệu tới quý thầy cô cùng các con học sinh một tuyến phố mang tên Lý Thái Tổ Phố dài 880m; từ phố Lò Sũ đến phố Tràng Tiền (chỗ quảng trường 19 – 8), cắt ngang qua phố Trần Nguyên Hãn, Ngô Quyền, Lê Lai, Lê Phụng Hiểu. Trên phố này có Cung văn hóa thiếu nhi, Ngân hàng Quốc gia, Viện Văn học, Viện Ngôn ngữ. Vốn là đoạn đê cũ của sông Hồng, ranh giới giữa các thôn Tả Lầu, Trừng Thanh Hạ Kiếm Hồ, Vọng Hà (Tổng Tả Túc) với các thôn Nhiễm Thượng, Hậu Bi, Hậu Lâu (tổng Hữu Túc) huyện Thọ Xương cũ. Nay thuộc phường Lý Thải Tổ và phường Tràng Tiền quận Hoàn Kiếm. Tên dân gian trước gọi là phố Hàng Vôi trong. Thời Pháp thuộc đại lộ Đô Đốc Cuốcbê. Sau Cách mạng 1945 mang tên Lý Thái Tổ. Lý Thái Tổ (sinh năm 974 – mất năm 1028): Tức Lý Công Uẩn người làng Cổ Pháp (nay là Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh): mẹ họ Phạm làm con nuôi nhà sư Lý Khánh Vân, học trò của sư vạn Hạnh. Ông làm điện tiền Chỉ huy sứ đời vua Lê Ngọa Triều. năm 1009, vua mất, triều đình tôn ông lên làm vua, miếu hiệu là Thái Tổ, mở đầu triều Lý, kéo dài 9 đời vua gồm 216 năm. Năm 1010 dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La, gặp điềm rồng vàng đón, nên đổi tên là thành Thăng Long. Ông là người có công định đô, xây dựng, mở mang kinh thành, đặt nền móng cho Thăng Long, Thủ đô ngàn đời của đất nước. Trên đây tôi vừa giới thiệu đến quý thầy cô cùng các con học sinh cuốn sách Từ điển đường phố Hà Nội, mời quý thầy cô cùng các con học sinh đến thư viện nhà trường tìm đọc cuốn sách này nhé. Sách được mang mã thư viện STK –002024.