MIỀN BẮC MÙA LẠNH - THỜI TIẾT LÝ TƯỞNG CHO NÃO MÔ CẦU LÂY LAN, ĐẶC BIỆT Ở NƠI ĐÔNG NGƯỜI
Thứ năm - 20/02/2025 09:50
Viêm màng não do não mô cầu có thể GÂY TỬ VONG hoặc TÀN TẬT trong 24h. Nếu sống sót, bệnh nhân có thể đối mặt với các biến chứng nghiêm trọng:
⚠️Cắt chi ⚠️Tổn thương não ⚠️Giảm thính lực ⚠️Tổn thương thận ⚠️Rối loạn tâm lý
Phong chong benh Nao Mo Cau
Bệnh do não mô cầu khuẩn Bệnh do vi khuẩn não mô cầu là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính xảy ra đột ngột với các triệu chứng sốt, đau đầu dữ dội, buồn nôn và nôn, cứng gáy (cổ), thường có ban xuất huyết hình sao hoặc có thể có mụn nước (Tử ban). Bệnh nhân thường lơ mơ hoặc hôn mê. Có trường hợp biểu hiện với tình trạng mệt lả đột ngột, xuất hiện mảng xuất huyết và rơi vào tình trạng sốc ngay. Ngày nay, nếu phát hiện sớm và điều trị tích cực, phù hợp thì tỷ lệ tử vong từ 5% đến 15%( Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa kỳ (US - CDC) là 15 %), còn nếu không được điều trị kịp thời, hoặc điều trị không phù hợp, vi khuẩn đề kháng với kháng sinh, tỷ lệ tử vong có thể lên tới 80%. (1), (2) Bệnh có các thể lâm sàng đa dạng như viêm màng não tủy cấp có mủ, nhiễm vi khuẩn huyết do não mô cầu (Meningococcemia), viêm khớp do não mô cầu, viêm màng trong tim do não mô cầu. Ngoài ra, có nhiều người bị nhiễm não mô cầu nhưng chỉ có sốt và/hoặc viêm mũi họng. Ở nơi có bệnh lưu hành địa phương, số người bị nhiễm não mô cầu ở hầu, họng mà không có triệu chứng lâm sàng chiếm từ 5%-10%. Thể nhiễm khuẩn không có triệu chứng thường hay gặp trong các vụ dịch và đó là nguồn lây truyền dịch rất quan trọng trong cộng đồng. (1) (2), (3) Não mô cầu khuẩn, ngay như cái tên nó đã thể hiện cơ quan thường bị gây bệnh hay biến chứng/ ổ di bệnh là mô não. Cũng theo US-CDC, di chứng nặng nề, ảnh hưởng rất lâu dài đến sức khỏe người bệnh bao gồm: Thiếu hụt thần kinh khu trú (Liệt), Mất thính giác, nếu ổ di bệnh ở ngoài da, chi thì còn có thể phải cắt cụt chi, ngón chân, tay….chiếm từ 10% đến 20% (2) Qua thông tin cung cấp, đã giúp các ba mẹ hiểu rõ hơn về tác nhân gây bệnh cực kỳ nguy hiểm này cũng như có những biện pháp bảo vệ con trẻ khỏi viêm màng não do não mô cầu nói riêng và các di - biến chứng khác nói chung nhé!
❌ Khoảng 5% - 10% người lành mang trùng không có triệu chứng nhưng lây bệnh cho người khác. Bệnh lây lan từ người sang người qua đường hô hấp nên rất dễ gây thành dịch. (1) ❌ Việt Nam có bệnh viêm màng não do não mô cầu nhóm A lưu hành ở nhiều nơi. Vi khuẩn đã được phân lập trong các vụ dịch ở huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai; huyện Tuần Giáo tỉnh Lai Châu; huyện Quản Bạ, Mèo Vạc tỉnh Hà Giang; huyện Hiệp Hoà tỉnh Bắc Giang; huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên và huyện Thạch Hà tỉnh Hà Tĩnh. Bệnh thường tản phát lẫn trong hội chứng viêm màng não mủ và đã xảy ra dịch ở nhiều nơi, nghiêm trọng nhất là ở miền núi. Theo số liệu của Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, tỷ lệ mắc bệnh từ 1991-2000 ở Việt Nam là 2,3/ 100.000 dân và là bệnh xếp thứ 6 trong 10 bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ chết cao nhất (0,03/100.000 dân). Bệnh viêm màng não do não mô cầu xuất hiện tản phát trong suốt năm. Tuy nhiên, ở Việt Nam có thể xảy ra dịch vào thời tiết mùa thu, đông và xuân, nhất là ở các xã vùng núi biên giới. Nhóm tuổi nguy cơ mắc bệnh cao nhất là lứa tuổi trẻ và cũng ở nhóm tuổi này có số người lành mang vi khuẩn nhiều nhất. (1) ❌Chẩn đoán: Dựa vào yếu tố dịch tễ: Có tiếp xúc với bệnh nhân hoặc sống trong tập thể (nhà trẻ, trường học, ký túc xá, doanh trại,…) có người đã được xác định bị mắc bệnh do não mô cầu.b. Dựa vào lâm sàng: - Thời kỳ ủ bệnh trung bình là 4 ngày (2-10 ngày). - Biểu hiện nhiễm trùng rõ: Sốt cao đột ngột, có thể có rét run, ho, đau họng, mệt mỏi, nhức đầu. - Dấu hiệu màng não - não: + Đau đầu dữ dội, buồn nôn, nôn, táo bón, gáy cứng, (trẻ nhỏ có thể có tiêu chảy, thóp phồng và gáy mềm). + Rối loạn ý thức, li bì, kích thích vật vã, có thể có co giật, hôn mê. Ban xuất huyết hoại tử hình sao, xuất hiện sớm và lan nhanh, thường gặp ở hai chi dưới.Tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc nặng, nhanh chóng vào tình trạng sốc: Mạch nhanh, HA hạ hoặc HA kẹt (hiệu số huyết áp tâm thu – tâm trường < 20 mmHg), thiểu niệu, vô niệu, đông máu nội mạch rải rác, suy thượng thận, suy đa tạng và có thể tử vong nhanh trong vòng 24h. Chẩn đoán xác định ca bệnh: - Là ca bệnh lâm sàng, có kèm theo xác định được vi khuẩn gây bệnh bằng một trong các xét nghiệm sau: + Soi thấy song cầu gram (-), cấy phân lập được N.meningitidis trong dịchj não tủy + Cấy máu phân lập được N.meningitidis.
+ Và cấy phân lập được N.meningitidis trong tử ban. + PCR (+) với N.meningitidis trong dịch não tủy, máu, tử ban (nếu có điều kiện làm xét nghiệm) (4) 2. Vì sao phải tiêm “bộ đôi” Vắc Xin Não Mô Cầu BC và ACYW? Dựa vào những kháng nguyên polyozit, người ta chia vi khuẩn não mô cầu thành 4 nhóm chính là A, B, C và D. Não mô cầu nhóm A và B thường hay gặp nhất. Ngoài ra người ta còn bổ sung thêm những nhóm huyết thanh gây bệnh của vi khuẩn não mô cầu như W-135, X, Y và Z. Những vi khuẩn thuộc nhóm huyết thanh này có thể có ít độc lực nhưng vẫn có thể gây bệnh nặng. (1) Theo tổ chức y tế thế giới WHO, có ít nhất 12 tuýp huyết thanh của Não mô cầu được đặc trưng bởi sự khác biệt kháng nguyên vỏ polysaccharide, trong đó nhóm A, B và C chiếm khoảng 90% bệnh viêm màng não cầu khuẩn. Sự bùng phát gần đây của các chủng nhóm Y và W135 cho thấy các tuýp huyết thanh này đang ngày càng trở nên quan ngại trong việc gây bệnh, dịch. (1)