Tuyên truyền sách tháng 10/2023

Thứ sáu - 06/10/2023 10:14
Kính thưa các thầy giáo, cô giáo cùng toàn thể các em học sinh yêu quý!
Hôm nay, thư viện trường Tiểu học Thanh Cao rất hân hạnh giới thiệu tới quý thầy cô cùng các con học sinh cuốn sách nói về Thủ đô ngàn năm văn hiến của chúng ta. Cuốn sách được mang tên “1000 năm văn hiến Thăng Long – Hà Nội và một số hỏi đáp về Thăng Long – Hà Nội”.
Tuyên truyền sách tháng 10/2023
Thư viện trường Tiểu học Thanh Cao

Thanh Cao, ngày 9 tháng 10 năm 2023
Bài giới thiệu sách tháng 10
Chủ đề: “Em yêu Hà Nội!”
Cuốn sách:
“1000 năm Thăng Long – Hà Nội và một số hỏi đáp về Thăng Long – Hà Nội”
     Mỗi vùng đất của Tổ quốc ta, với đặc điểm tự nhiên và lịch sử đặc thù, trải qua dòng thời gian hàng nghìn năm đều có đóng góp rất lớn làm nên diện mạo bản sắc lịch sử văn hóa vẻ vang của dân tộc, nói tới nghìn năm Thăng Long, cũng là nói tới nghìn năm văn hiến, nghìn năm thành tựu của văn hóa Thăng Long. Có thể nói sự ra đời của văn hiến Thăng Long bắt đầu từ Chiếu dời đô, ngày kinh đô Thăng Long ra đời (1010).
    Vùng đất Thăng Long – Hà Nội là một vùng đất tiêu biểu bậc nhất. Trải qua trường kỳ lịch sử dân tộc với biết bao biến cố.
Thăng Long – Hà Nội luôn là “nơi trung tâm bờ cõi”; “Nơi đô thành bậc nhất”; “nơi hội họp của bốn phương”; nơi tụ họp tinh Hoa sinh khí muôn nhà. Kể từ khi Thăng Long ra đời và 78 năm qua. Hà Nôi là Thủ đô nước Việt Nam Mới Xã hội Chủ nghĩa, ngày càng thu hút nhân tài, hội tụ tinh hoa mọi miền, tiếp thu trưng cất kinh nghiệm trăm vùng, ngày càng thể hiện sâu sắc hơn tính chất tiêu biểu về văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội của cả nước, thực sự là trái tim của Tổ quốc; là “niềm tin và hy vọng” đối với cả nước với những thành tựu của mọt Thủ đô đang phát triển theo thế “Rồng bay”.
Cuốn sách gồm sáu phần:
  • Phần thứ nhất: Thăng Long – Đế Đô…
  • Phần thứ hai: Những giá trị lịch sử - văn hóa đặc trưng của Thăng Long – Hà Nội.
  • Phần thứ ba: Di tích lịch sử - kiến trúc-tín ngưỡng của Thăng Long – Hà Nội
  • Phần thứ tư: Những giá trị tiêu biểu
  • Phần thứ năm: Một số danh nhân kiệt xuất của Thăng Long-Hà Nội
  • Phần thứ sáu: Phụ lục
Mời quý thầy cô cùng các con học sinh mở trang 61 đến trang 98.
Phần thứ nhất
Thăng Long – Đế Đô...
          Vị trí địa lý tự nhiên việc định đô ở Thăng Long.
          Theo truyền thuyết Hà Nội có cội nguồn từ một làng ven sông Tô với trung tâm là núi Nùng. Làng ấy tên là Long Đỗ. Truyền thuyết còn kể rằng, thủa xa xưa ao hồ rải rác nhiều nơi và thông với sông Cái, sông Con “mỗi mùa xuân hạ giao nhau, nước ứ lên, hồ cùng sông liên tiếp như vậy”. Như vậy nhà ở phải là nhà sàn như các trống đồng đã ghi lại hình ảnh.
          Mời quý thầy cô cùng các con học sinh tìm hiểu phần thứ hai từ trang 99 đến trang 126.
Phần thứ hai
Những giá trị lịch sử - văn hóa... đặc trưng của Thăng Long – Hà Nội
          Giá trị lịch sử - văn hóa tinh thần (văn hóa phi vật thể)
Yêu nước, bất khuất, kiên cường “Thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”
Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam mà đại diện là Thăng long- Hà Nội đã hình thành và lưu truyền lại rất nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp, trong đó lòng yêu nước là một truyền thống cao quý nhất và thiêng liêng nhất, là cội nguồn của các giá trị văn hóa khác.
          Mời quý thầy cô cùng các con tìm hiểu phần thứ ba từ trang 127 đến trang 218
Phần thứ ba
Di tích lịch sử - kiến trúc – tín ngưỡng của Thăng Long – Hà Nội
          Thành Cổ Loa
          Thành Cổ Loa là kinh đô của nước Âu Lạc muốn biết thành được xây dựng và có tác dụng ra sao mời chúng ta tìm hiểu từ trang 128 đến trang 132.
          Các chùa được xây dựng phục vụ việc tín ngưỡng của nhân dân ta.
Chùa và tháp Bảo Thiên
          Chùa Diên Hựu (tức chùa Một Cột)
          Chùa Bộc (Thiên Phúc Tự)
          Chùa Cầu Đông (Đông Môn Tự)
          Chùa Hà
          Chùa Hàm Long...
          Một số di tích lịch sử:
  • Chợ Đồng Xuân
  • Gò Đống Đa
  • Lăng Bác Hồ
  • Ngôi nhà 48 phố Hàng Ngang nơi Bác Hồ viết Tuyên ngôn Độc lập.
  • Nhà hát thành phố Hà Nội
  • Tháp Hòa Phong
  • Văn miếu Quốc Tử Giám...
  • Hồ Tây
  • Hồ Hoàn Kiếm – đền Ngọc Sơn
  • Bắc Bộ phủ
  • Quảng trường Ba Đình...
Chúng ta đi tìm hiểu phần tiếp theo từ trang 223
Phần thứ tư
 Những giá trị tiêu biểu
     A. Văn thơ chữ Hán:
Chiếu dời đô của Lý Thái Tổ
Đảo Vương phủ, Thuật Hoài của Lê Hữu Trác
Kiếm Hồ của Phạm Quý Thích
Thăng Long của Nguyễn Du...
          B. Truyền thống tốt đẹp của người Hà Nội:
          Hà Nội là kinh đô từ rất sớm của nhiều triều đại phong kiến Việt Nam và từ năm 1945 là Thủ đô của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam). Văn hóa Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội không phải là nền văn hóa “bản địa khép kín” mà nơi đây là trung tâm hội tụ những tài năng, ý chí, bản sắc và bản lĩnh của mọi miền đất nước quy nhập vào, trở thành biểu tượng  cho sức sống bất diệt của dân tộc trong giao lưu khu vực và quốc tế.
Mời quý thầy cô cùng các con học sinh tìm hiểu từ trang 319:
Phần thứ năm
Một số danh nhân kiệt xuất của Thăng Long-Hà Nội
          Lý Ông Trọng
          Cao Lỗ
          Lý Công Uẩn:
          Trong dân gian còn khá nhiều truyền thuyết về nhân vật Lý Công Uẩn, ông vua sáng nghiệp của nhà Lý và cũng là người sáng lập Quốc đô Thăng Long – một trung tâm chính trị, văn hóa trường tồn của đất nước.
Đến khi Lê Ngọa Triều chết (1009), nhận thấy nhà Tiền Lê đã hết vai trò, lòng người lại đang căm giận triều đại này do những hành động bạo ngược của Ngọa Triều, sư Vạn Hạnh bèn xuống chiếu cùng các quan trong triều suy tôn Lý Công Uẩn lên làm vua tức là vua Lý Thái Tổ. Lý Thái Tổ là ông vua có nhiều sáng tạo, trong đó có việc dời đô về đồng bằng và đặt tên Quốc đô là Thăng Long với hình ảnh “Rồng đang bay lên” kiêu hãnh có thể coi là một kì tích tuyệt vời trong lịch sử văn hóa dân tộc.
          Lý Thường Kiệt:
          Ông tên là Ngô Tuấn quê ở phường An Xá sau là phường Cơ Xá trên hai bờ sông Nhị Hà, thành Thăng Long. Năm 23 tuổi, Ngô Tuấn được bổ vào ngạch thị vệ hầu vua Lý Thái Tông. Hơn mười năm sau, ông đã là một vị quan tài năng, quán xuyến được mọi việc trong triều đình nhà Lý. Ông được nhà vua hết sức yêu quý, ban cho quốc tính, từ đó mang tên Lý Thường Kiệt.
          Phạm Đô Tu
          Ỷ Lan...
          Người dựng lên Kinh đô Thăng Long Lý Công Uẩn hẳn tự hào rằng hơn 9 thế kỷ sau, có một vĩ nhân đã làm rạng danh non sông Việt Nam, đưa Thăng Long đến một kỷ nguyên mới – kỷ nguyên Việt Nam bước lên vũ đài thế giới “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” – người đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890 – 2.9.1969).
          Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, lãnh tụ kính yêu của giai cấp công nhân và của các dân tộc Việt Nam, một chiến sĩ xuất sắc, một nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào Cộng sản Quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc.
          Mặc dù không phải gốc người Hà Nội, nhưng sự nghiệp của Nguyễn Sinh Cung – Nguyễn Tất Thành – Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí minh gắn liền với non sông, với Thủ đô ngay từ những bước đầu tiên xuất dương đi tìm đường cứu nước.
Phần thứ sáu: Phụ Lục
          Chúng ta tìm hiểu văn học Hà Nội
          Chùa Hà Nội
          Người Hà Nội với văn chữ Hán, thơ Đường và câu đối Tết của Trung Quốc.
          Cách đặt và gọi tên người.
          Một số nhà văn trong Ngô Gia văn Phái.
          Các tướng lĩnh trong cuộc khởi nghĩa Hai bà Trưng.
          Tại sao Quốc Tử Giám lại thờ ba vị vua? Những vị vua ấy là ai? (Lý Thánh Tông; Lý Nhân Tông; Lê Thánh Tông.
          Người học trò đầu tiên của Quốc Tử Giám là ai? (Lý Nhân Tông)
          Những mốc trọng đại trong lịch sử Hà Nội:
+ Năm 454- 456: Huyện Tống Bình được thành lập
+ Năm 866: Cao Biền xây thành Đại La
+ Năm 1010: Trở thành kinh đô Thăng Long
+ Năm 1428: Sau khi chiến thắng quân xâm lược nhà Minh, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế.
+ Ngày 5/1/1789: quang Trung Nguyễn Huệ đập tan 29 vạn quân Thanh.
+ Năm 1802: Sau khi chiếm được bắc thành từ tay triều Tây sơn, Gia Long không khôi phục lại và định đô tại kinh đô Thăng Long của triều đại trước mà chọn Phú Xuân (Huế) làm kinh đô của cả nước,
+ Ngày 1/10/1888, vua Đồng Khánh ra đạo dụ nhượng hẳn cho Pháp Hà Nội.
+ Ngày 10/10/1954: Sau 9 năm trường kỳ kháng chiến bằng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Hà Nội lại trở lại là Thủ đô của một thời đại mới – thời đại Hồ Chí Minh.
+ 29/12/1978: Quốc hội khóa VI, họp kỳ th 4 quyết định mở rộng Thủ đô Hà Nội (lần thứ hai) với diện tích 2.136 km2.
+ 1/8/2008: cả tỉnh Hà Tây cùng huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn (Hòa Bình) hội nhập vào Hà Nội, nên từ đó Hà Nội có 29 quận, huyện, thị xã với 577 phường xã, thị trấn. Thành phố Hà Nội rộng 3.324,92 km2.
         
Thư viện trường Tiểu học Thanh Cao

Thanh Cao, ngày 9 tháng 10 năm 2023
Bài giới thiệu sách tháng 10
Chủ đề: “Em yêu Hà Nội!”
Cuốn sách:
“1000 năm Thăng Long – Hà Nội và một số hỏi đáp về Thăng Long – Hà Nội”
     Mỗi vùng đất của Tổ quốc ta, với đặc điểm tự nhiên và lịch sử đặc thù, trải qua dòng thời gian hàng nghìn năm đều có đóng góp rất lớn làm nên diện mạo bản sắc lịch sử văn hóa vẻ vang của dân tộc, nói tới nghìn năm Thăng Long, cũng là nói tới nghìn năm văn hiến, nghìn năm thành tựu của văn hóa Thăng Long. Có thể nói sự ra đời của văn hiến Thăng Long bắt đầu từ Chiếu dời đô, ngày kinh đô Thăng Long ra đời (1010).
    Vùng đất Thăng Long – Hà Nội là một vùng đất tiêu biểu bậc nhất. Trải qua trường kỳ lịch sử dân tộc với biết bao biến cố.
Thăng Long – Hà Nội luôn là “nơi trung tâm bờ cõi”; “Nơi đô thành bậc nhất”; “nơi hội họp của bốn phương”; nơi tụ họp tinh Hoa sinh khí muôn nhà. Kể từ khi Thăng Long ra đời và 78 năm qua. Hà Nôi là Thủ đô nước Việt Nam Mới Xã hội Chủ nghĩa, ngày càng thu hút nhân tài, hội tụ tinh hoa mọi miền, tiếp thu trưng cất kinh nghiệm trăm vùng, ngày càng thể hiện sâu sắc hơn tính chất tiêu biểu về văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội của cả nước, thực sự là trái tim của Tổ quốc; là “niềm tin và hy vọng” đối với cả nước với những thành tựu của mọt Thủ đô đang phát triển theo thế “Rồng bay”.
Cuốn sách gồm sáu phần:
  • Phần thứ nhất: Thăng Long – Đế Đô…
  • Phần thứ hai: Những giá trị lịch sử - văn hóa đặc trưng của Thăng Long – Hà Nội.
  • Phần thứ ba: Di tích lịch sử - kiến trúc-tín ngưỡng của Thăng Long – Hà Nội
  • Phần thứ tư: Những giá trị tiêu biểu
  • Phần thứ năm: Một số danh nhân kiệt xuất của Thăng Long-Hà Nội
  • Phần thứ sáu: Phụ lục
Mời quý thầy cô cùng các con học sinh mở trang 61 đến trang 98.
Phần thứ nhất
Thăng Long – Đế Đô...
          Vị trí địa lý tự nhiên việc định đô ở Thăng Long.
          Theo truyền thuyết Hà Nội có cội nguồn từ một làng ven sông Tô với trung tâm là núi Nùng. Làng ấy tên là Long Đỗ. Truyền thuyết còn kể rằng, thủa xa xưa ao hồ rải rác nhiều nơi và thông với sông Cái, sông Con “mỗi mùa xuân hạ giao nhau, nước ứ lên, hồ cùng sông liên tiếp như vậy”. Như vậy nhà ở phải là nhà sàn như các trống đồng đã ghi lại hình ảnh.
          Mời quý thầy cô cùng các con học sinh tìm hiểu phần thứ hai từ trang 99 đến trang 126.
Phần thứ hai
Những giá trị lịch sử - văn hóa... đặc trưng của Thăng Long – Hà Nội
          Giá trị lịch sử - văn hóa tinh thần (văn hóa phi vật thể)
Yêu nước, bất khuất, kiên cường “Thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”
Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam mà đại diện là Thăng long- Hà Nội đã hình thành và lưu truyền lại rất nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp, trong đó lòng yêu nước là một truyền thống cao quý nhất và thiêng liêng nhất, là cội nguồn của các giá trị văn hóa khác.
          Mời quý thầy cô cùng các con tìm hiểu phần thứ ba từ trang 127 đến trang 218
Phần thứ ba
Di tích lịch sử - kiến trúc – tín ngưỡng của Thăng Long – Hà Nội
          Thành Cổ Loa
          Thành Cổ Loa là kinh đô của nước Âu Lạc muốn biết thành được xây dựng và có tác dụng ra sao mời chúng ta tìm hiểu từ trang 128 đến trang 132.
          Các chùa được xây dựng phục vụ việc tín ngưỡng của nhân dân ta.
Chùa và tháp Bảo Thiên
          Chùa Diên Hựu (tức chùa Một Cột)
          Chùa Bộc (Thiên Phúc Tự)
          Chùa Cầu Đông (Đông Môn Tự)
          Chùa Hà
          Chùa Hàm Long...
          Một số di tích lịch sử:
  • Chợ Đồng Xuân
  • Gò Đống Đa
  • Lăng Bác Hồ
  • Ngôi nhà 48 phố Hàng Ngang nơi Bác Hồ viết Tuyên ngôn Độc lập.
  • Nhà hát thành phố Hà Nội
  • Tháp Hòa Phong
  • Văn miếu Quốc Tử Giám...
  • Hồ Tây
  • Hồ Hoàn Kiếm – đền Ngọc Sơn
  • Bắc Bộ phủ
  • Quảng trường Ba Đình...
Chúng ta đi tìm hiểu phần tiếp theo từ trang 223
Phần thứ tư
 Những giá trị tiêu biểu
     A. Văn thơ chữ Hán:
Chiếu dời đô của Lý Thái Tổ
Đảo Vương phủ, Thuật Hoài của Lê Hữu Trác
Kiếm Hồ của Phạm Quý Thích
Thăng Long của Nguyễn Du...
          B. Truyền thống tốt đẹp của người Hà Nội:
          Hà Nội là kinh đô từ rất sớm của nhiều triều đại phong kiến Việt Nam và từ năm 1945 là Thủ đô của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam). Văn hóa Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội không phải là nền văn hóa “bản địa khép kín” mà nơi đây là trung tâm hội tụ những tài năng, ý chí, bản sắc và bản lĩnh của mọi miền đất nước quy nhập vào, trở thành biểu tượng  cho sức sống bất diệt của dân tộc trong giao lưu khu vực và quốc tế.
Mời quý thầy cô cùng các con học sinh tìm hiểu từ trang 319:
Phần thứ năm
Một số danh nhân kiệt xuất của Thăng Long-Hà Nội
          Lý Ông Trọng
          Cao Lỗ
          Lý Công Uẩn:
          Trong dân gian còn khá nhiều truyền thuyết về nhân vật Lý Công Uẩn, ông vua sáng nghiệp của nhà Lý và cũng là người sáng lập Quốc đô Thăng Long – một trung tâm chính trị, văn hóa trường tồn của đất nước.
Đến khi Lê Ngọa Triều chết (1009), nhận thấy nhà Tiền Lê đã hết vai trò, lòng người lại đang căm giận triều đại này do những hành động bạo ngược của Ngọa Triều, sư Vạn Hạnh bèn xuống chiếu cùng các quan trong triều suy tôn Lý Công Uẩn lên làm vua tức là vua Lý Thái Tổ. Lý Thái Tổ là ông vua có nhiều sáng tạo, trong đó có việc dời đô về đồng bằng và đặt tên Quốc đô là Thăng Long với hình ảnh “Rồng đang bay lên” kiêu hãnh có thể coi là một kì tích tuyệt vời trong lịch sử văn hóa dân tộc.
          Lý Thường Kiệt:
          Ông tên là Ngô Tuấn quê ở phường An Xá sau là phường Cơ Xá trên hai bờ sông Nhị Hà, thành Thăng Long. Năm 23 tuổi, Ngô Tuấn được bổ vào ngạch thị vệ hầu vua Lý Thái Tông. Hơn mười năm sau, ông đã là một vị quan tài năng, quán xuyến được mọi việc trong triều đình nhà Lý. Ông được nhà vua hết sức yêu quý, ban cho quốc tính, từ đó mang tên Lý Thường Kiệt.
          Phạm Đô Tu
          Ỷ Lan...
          Người dựng lên Kinh đô Thăng Long Lý Công Uẩn hẳn tự hào rằng hơn 9 thế kỷ sau, có một vĩ nhân đã làm rạng danh non sông Việt Nam, đưa Thăng Long đến một kỷ nguyên mới – kỷ nguyên Việt Nam bước lên vũ đài thế giới “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” – người đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890 – 2.9.1969).
          Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, lãnh tụ kính yêu của giai cấp công nhân và của các dân tộc Việt Nam, một chiến sĩ xuất sắc, một nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào Cộng sản Quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc.
          Mặc dù không phải gốc người Hà Nội, nhưng sự nghiệp của Nguyễn Sinh Cung – Nguyễn Tất Thành – Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí minh gắn liền với non sông, với Thủ đô ngay từ những bước đầu tiên xuất dương đi tìm đường cứu nước.
Phần thứ sáu: Phụ Lục
          Chúng ta tìm hiểu văn học Hà Nội
          Chùa Hà Nội
          Người Hà Nội với văn chữ Hán, thơ Đường và câu đối Tết của Trung Quốc.
          Cách đặt và gọi tên người.
          Một số nhà văn trong Ngô Gia văn Phái.
          Các tướng lĩnh trong cuộc khởi nghĩa Hai bà Trưng.
          Tại sao Quốc Tử Giám lại thờ ba vị vua? Những vị vua ấy là ai? (Lý Thánh Tông; Lý Nhân Tông; Lê Thánh Tông.
          Người học trò đầu tiên của Quốc Tử Giám là ai? (Lý Nhân Tông)
          Những mốc trọng đại trong lịch sử Hà Nội:
+ Năm 454- 456: Huyện Tống Bình được thành lập
+ Năm 866: Cao Biền xây thành Đại La
+ Năm 1010: Trở thành kinh đô Thăng Long
+ Năm 1428: Sau khi chiến thắng quân xâm lược nhà Minh, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế.
+ Ngày 5/1/1789: quang Trung Nguyễn Huệ đập tan 29 vạn quân Thanh.
+ Năm 1802: Sau khi chiếm được bắc thành từ tay triều Tây sơn, Gia Long không khôi phục lại và định đô tại kinh đô Thăng Long của triều đại trước mà chọn Phú Xuân (Huế) làm kinh đô của cả nước,
+ Ngày 1/10/1888, vua Đồng Khánh ra đạo dụ nhượng hẳn cho Pháp Hà Nội.
+ Ngày 10/10/1954: Sau 9 năm trường kỳ kháng chiến bằng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Hà Nội lại trở lại là Thủ đô của một thời đại mới – thời đại Hồ Chí Minh.
+ 29/12/1978: Quốc hội khóa VI, họp kỳ th 4 quyết định mở rộng Thủ đô Hà Nội (lần thứ hai) với diện tích 2.136 km2.
+ 1/8/2008: cả tỉnh Hà Tây cùng huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn (Hòa Bình) hội nhập vào Hà Nội, nên từ đó Hà Nội có 29 quận, huyện, thị xã với 577 phường xã, thị trấn. Thành phố Hà Nội rộng 3.324,92 km2.
         
         Trên đây tôi vừa giới thiệu đến quý thầy cô cuốn sách “1000 năm Thăng Long – Hà Nội và một số hỏi đáp về Thăng Long – Hà Nội”, mời bạn đọc đến thư viện trương Tiểu học Thanh Cao tìm đọc cuốn sách này nhé. Sách được mang mã STK – 003237. Tác giả Hồ Phương Lan và Dương Phong tuyển chọn và giới thiệu. Nhà xuất bản Lao Động phát hành năm 2010; sách dày 799 trang; khổ sách 24 cm.
    Rất hân hạnh được đón tiếp quý thầy cô cùng các con học sinh đến với thư viện nhà trường.
 
 
Nhân viên thư viện


Đào Thị Oanh Yến
T/M nhà trường


Nguyễn Thị Cúc
         Trên đây tôi vừa giới thiệu đến quý thầy cô cuốn sách “1000 năm Thăng Long – Hà Nội và một số hỏi đáp về Thăng Long – Hà Nội”, mời bạn đọc đến thư viện trương Tiểu học Thanh Cao tìm đọc cuốn sách này nhé. Sách được mang mã STK – 003237. Tác giả Hồ Phương Lan và Dương Phong tuyển chọn và giới thiệu. Nhà xuất bản Lao Động phát hành năm 2010; sách dày 799 trang; khổ sách 24 cm.
    Rất hân hạnh được đón tiếp quý thầy cô cùng các con học sinh đến với thư viện nhà trường.
 
 
Nhân viên thư viện


Đào Thị Oanh Yến
T/M nhà trường


Nguyễn Thị Cúc
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Vun đắp ước mơ
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây