Bài giới thiệu sách Tháng 01/2024

Thứ ba - 02/01/2024 15:24
Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân. Từ những kinh nghiệm trong lao động sản xuất, trong quan hệ xã hội, sinh hoạt đời thường, quan hệ gia đình hay tình yêu đôi lứa, những vui buồn ghét giận…những câu ca dao ra đời được nhiều người thuộc nhớ.Để đến gần hơn với tục ngữ ca dao dân ca, Thư viện Trường Tiểu học Thanh Cao xin giới thiệu tới các thầy cô giáo và các em học sinh cuốn sách “Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam” Do tác giả Vũ Ngọc Phan sưu tầm và tuyển chọn với hy vọng sẽ góp phần đắc lực vào công tác giảng dạy văn học, giáo dục đến các em tinh thần yêu quê hương nước, yêu làng xóm gốc đa, bến nước.
Bài giới thiệu sách Tháng 01/2024
Thư viện trường Tiểu học Thanh Cao

Thanh Cao, ngày 2 tháng 01 năm 2024
Bài giới thiệu sách tháng 01
Chủ đề: “Tìm hiểu Ca dao, tục ngữ Việt Nam
Cuốn sách: “Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam”

 Kính thưa các thầy giáo, cô giáo cùng toàn thể các em học sinh yêu quý!
          Mỗi một miền quê trên mảnh đất thân yêu của chúng ta đều có những câu hò, điệu hát rất chung mà lại rất riêng, mang âm hưởng đặc điểm riêng của từng vùng miền. Tất cả cùng hòa vào câu thơ, giọng hát của những làn điệu, tạo thành dòng tục ngữ ca dao Việt Nam rất đa dạng và phong phú.
          Trong buổi giới thiệu sách hôm nay, tôi xin trân trọng giới thiệu đến quý thầy cô cùng các con học sinh cuốn sách được mang tên “Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam”.

 
        Cuốn sách Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam. Do tác giả Vũ Ngọc Phan sưu tầm và tuyển chọn; Sách có độ dày 791 trang; trên khổ giấy 14,5 cm x 20,5 cm. Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn ấn hành năm 2008 (Có chỉnh lý và bổ sung). Sách được mang mã STK – 003563.
       Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam rất đa dạng và phong phú. Nó thấm sâu vào tâm hồn mỗi chúng ta từ thuở mới cất tiếng khóc chào đời bằng những lời ru của mẹ. Là người bạn tinh thần thân thiết của chúng ta khi cắp sách đến trường cho đến hết cuộc đời.
      Tục ngữ ca dao, dân ca Việt Nam được ví như viên ngọc quý luôn tỏa sáng trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Từ những kinh nghiệm trong lao động sản xuất, trong quan hệ xã hội, sinh hoạt đời
thường, quan hệ gia đình hay tình yêu đôi lứa, những vui buồn ghét giận…những câu ca dao ra đời được nhiều người thuộc và đón nhận, vì nó gần gũi, thân thuộc trong đời sống hàng ngày của người dân lao động.
          Tục ngữ, ca dao và dân ca là ba thể loại khác nhau, mỗi thể loại có tính độc lập của nó, chúng có liên quan chặt chẽ với nhau, vì trong văn học dân gian, chúng đều là những thể loại vần vè, dễ khoác với nhau, như chúng ta thấy trong ca dao có tục ngữ, trong dân ca có cả ca dao lẫn tục ngữ và có những câu nội dung là tục ngữ nhưng hình thức lại là ca dao.
          Cuốn Tục ngữ ca dao, dân ca Việt Nam này được chia làm sáu phần:
Phần thứ nhất: Nội dung và hình thức nghệ thuật của tục ngữ, ca dao dân ca và mối liên quan giữa những thể loại vần vè của văn học dân gian với văn học thành văn.
Phần thứ hai: Quan hệ thiên nhiên
Phần thứ ba: Quan hệ xã hội
+ Tình yêu nam nữ
+ Hôn nhân và gia đình
+ Thái độ của nhân dân đối với giai cấp phong kiến, đối với thực dân Pháp và tay sai.
+ Ca dao kháng chiến chống Pháp
+ Ca dao chống Mỹ cứu nước
Phần thứ tư: Dân ca
Phần thứ năm: Tục ngữ ca dao của đồng bào miền núi
Phần thứ sáu: Kết luận.
Tục ngữ được định nghĩa như sau:
“Một câu tục ngữ tự nó phải diễn tả chọn vẹn một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm, một luân lý, một công lý, có khi là một sự phê phán. Còn thành ngữ là một phần của câu sẵn có, nó là một bộ phận của câu mà nhiều người đã quen dùng, nhưng tự riêng nó không diễn tả được một ý trọn vẹn. Về hình thức ngữ pháp, mỗi thành ngữ chỉ là một nhóm từ, chưa phải một câu hoàn chỉnh. Nói một cách khác tục ngữ là một thể loại sáng tác ngang hàng với các thể loại ca dao, dân ca, tuy tác dụng của nó có khác còn thành ngữ là một cụm từ trơn tru, quen thuộc, được dùng trong các câu nói thông thường cũng được dùng trong tục ngữ, ca dao, dân ca.
Ví dụ về thành ngữ:
“Ăn trắng, mặc trơn”
“Áo rách, quần manh”
“Ăn trên, ngồi trốc”
Thành ngữ có ý nghĩa không những về một chiềun, về một mặt, nói lên một tình trạng nhưng lại không kết thúc.
“Áo rách, quần manh”
Còn câu tục ngữ : “Chó cắn áo rách” thì có nghĩa trọn vẹn, nó phản ánh một hiện thực là con chó thường thấy người ăn mặc rách rưới thường sủa hay xông ra cắn. Mặt khác câu tục ngữ còn miêu tả cái cảnh đã nghèo lại thường hay gặp nhiều cái không may…
Hầu hết những câu thành ngữ, tục ngữ đều do nhân dân sáng tác, nhưng cũng có một số ít câu rút ở những thi phẩm đã được phổ biến sâu rộng trong dân gian và cũng có những câu rút ở ca dao, dân ca ra.
Ca dao: Ngoài sự biểu hiện đời sống tình cảm của, đời sống vật chất của con người, ca dao còn phản ánh ý thức lao động, sản xuất của nhân dân Việt Nam và tình hình xã hội thời xưa về các mặt kinh tế và chính trị. Bởi thế, người ta mới nói nội dung chủ yếu của ca dao là trữ tình.
Sau đây là vài đoạn trích tiêu biểu trong cuốn Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam này. Mời quý thầy cô cùng các con học sinh cùng tìm hiểu.
“Anh đi anh nhớ quê nhà,
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.
Nhớ ai dãi nắng dầm sương,
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao!”
          Ở nước ta nông nghiệp rất quan trọng. Thời xưa từ lúc gieo hạt cho đến lúc gặt hái, người nông dân lúc nào cũng lo lắng vì khi thì bão lụt, khi thì hạn hán, ít khi được “trời êm bể lặng”. Do làm lụng có tính cá thể, nên dù không có thiên tai, quanh năm người nông dân cũng phải giữ mình cho khỏe mạnh, “chân cứng đá mềm”, thì mới chăm bón được ruộng đồng. Cho nên, chỉ khi nào tự tay mình gặt hái xong thì người nông dân mới thật “yên tấm lòng”.
Trông trời trông đất trông mây,
Trông mưa trông gió trông ngày trông đêm.
Trông cho chân cứng đá mềm,
Trời êm bể lặng mới yên tấm lòng.
Dân ca: Dân ca Việt Nam rất phong phú, dân ca xuất hiện ở từng địa phương hay ở từng nghề; có loại hiện nay chỉ ở địa phương xuất hiện mới thấy người hát, nhưng cũng có loại đã lan đến nhiều địa phương khác, mà có khi ở những nơi khác lại có nhiều người hát hơn ở nơi nó xuất hiện, nó đã biến thành của cả miền.
Thí dụ: Hát trống quân, hát ru em, hát xẩm, hát đò đưa, hát ngâm, hát cò lả,…
          Trên đây tôi vừa giới thiệu sơ lược về cuốn sách Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam của tác giả Vũ Ngọc Phan do nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn phát hành năm 2008. Mời quý thầy cô và các con đến thư viện trường ta tìm đọc cuốn sách này nhé. Sách được mang mã thư viện STK – 003563.
 
Nhân viên thư viện


Đào Thị Oanh Yến
                                      T/M nhà trường


                                      Nguyễn Thị Cúc

         



 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Vun đắp ước mơ
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây